Chị Trịnh Thị Thanh Hòa, cán bộ trạm Khuyến nông – khuyến lâm Đà Bắc phát triển mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao.

Chị Trịnh Thị Thanh Hòa, cán bộ trạm Khuyến nông – khuyến lâm Đà Bắc phát triển mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao.

(HBĐT) - Với mục đích tìm ra hướng làm ăn phù hợp với điều kiện diện tích đất vườn tạp, xây dựng mô hình trồng rau sạch không cần đất và tận dụng điều kiện khí hậu và nguyên liệu sẵn, chị Trịnh Thị Thanh Hòa, cán bộ trạm khuyến nông – khuyến lâm huyện Đà Bắc đã gây dựng thành công mô hình trồng nấm ăn, nấm nguyên liệu gia đình với thu nhập hàng chục triệu đồng/ năm và giúp cho nhiều hộ dân xã Hào Lý, Tu Lý phát triển kinh tế từ mô hình này.

 

Là một cán bộ trẻ của trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Đà Bắc, chị Hòa luôn khao khát được ứng dụng những kiến thức mình đã được học trong nhà trường vào thực tế công việc. Nhận thấy ngành nấm ăn ngày càng phát triển rộng bởi giá trị về dinh dưỡng của nấm tương đương với các thực phẩm giàu đạm nhưng trên địa bàn huyện không nhiều người trồng được loại này bởi trồng nấm cũng đòi hỏi một quy trình kỹ thuật phức tạp nhưng lại dễ thực hiện, không đòi hỏi đầu tư quá lớn về vốn cũng như thời gian chăm sóc, điều cốt yếu chính là nắm bắt được kỹ thuật. Từ suy nghĩ đó, năm 2012, chị Hòa quyết định triển khai thực hiện mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu dựa trên khoảnh đất vườn tạp của gia đình.

 

“Khi bắt đầu gây dựng mô hình,  tôi bỏ vốn gần 70 triệu đồng để đầu tư xây dựng 2 nhà xưởng, 1 lò hấp, một hệ thống giàn giá bằng sắt xếp bịch ươm sợi, thu gom rơm rạ. Nguồn vốn đầu tư ban đầu không lớn lắm, tuy nhiên khi bắt tay vào làm mới thấy rằng, bao nhiêu kiến thức sách vở đã học được trên ghế nhà trường không thấm tháp gì, tôi phải trực tiếp đi học, thực hành tại các trại nấm của bạn bè, những người đã làm trước, ai biết kỹ thuật gì tôi đều tìm đến học và về thực hành ứng dụng" chị Hòa cho biết. Sau những thất bại ban đầu nhưng với quyết tâm và tinh thần chịu khó học hỏi, chị Hòa đã dần thành công với mô hình của mình. Sau 1 năm trồng nấm với 3 vụ thu chính, chị Hòa đã cơ bản thu hồi vốn bỏ ra và bước đầu tạo cơ sở tiền đề triển khai các vụ nấm tiếp theo.

 

Nhận thấy những tín hiệu khả quan từ vụ đầu tiên, năm 2013, chị Hòa tiếp tục làm trên 4 tấn nguyên liệu rơm, rạ, sản xuất 5.000 bịch phôi nấm sò, trong đó, bán 3.000 bịch phôi cho các hộ có nhu cầu ươm nuôi và 2.000 bịch phôi thu hoạch sản xuất nấm tươi phục vụ cho thiểu thương chợ đầu mối huyện Đà Bắc và thành phố Hòa Bình. Không dừng lại với nấm ăn, đầu năm 2013, chị Hòa tích cực nghiên cứu học tập và sản xuất nấm linh chi, là một loại nấm dược liệu rất có giá trị trên thị trường với giá bán trung bình 500.000 đồng/kg đối với nấm đại trà và 700.000 đồng/kg đối với nấm chọn. Giá trị kinh tế cao nhưng sản xuất nấm linh chi rất khó, nhất là khâu cấy phôi bởi khâu này đòi hỏi kỹ thuật cao và chính xác. Tuy nhiên, từ sự chịu khó tìm tòi học hỏi, ngay vụ đầu tiên, chị Hòa đã sản xuất 5.000 bịch phôi nấm linh chi và thu gần 2 tạ nấm linh chi, trừ chi phí, chị thu được hơn 50 triệu đồng. Cùng với sản xuất thành công nấm linh chi, đầu năm nay, chị Hòa cũng mạnh dạn ứng dụng công nghệ “3 trong 1” để sản xuất nấm. “ Với công nghệ này, tôi đã sản xuất 3.000 bịch nấm dược liệu linh chi, sau khi thu hoạch, tôi tận dụng lại bã thải để làm nấm sò, sau khi thu hoạch nấm sò, tiếp tục phối trộn phụ gia trồng mộc nhĩ, sản phẩm bã thải cuối cùng tôi để ủ phân vi sinh hữu cơ dùng bón cho hơn 300 cây bưởi da xanh trong vườn đang thời kỳ kiến thiết cơ bản”. Chị Hòa chia sẻ.

 

Mạnh dạn phát triển mô hình trồng nấm, hàng tháng, gia đình chị Hòa đã có thêm thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng tiền bán nấm. Hiện nay, gia đình chị Hòa đang tiếp tục mở rộng sản xuất và hướng tới xây dựng thương hiệu nấm của gia đình. Không chỉ ổn định kinh tế gia đình, chị Hòa đã hướng dẫn nhiều hộ gia đình nông dân trong thị trấn trồng nấm và chuyển giao, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật cho các hội viên phụ nữ xã Hào Lý, Tu Lý. Từ những kết quả và những nỗ lực của chị, năm nay, LĐLĐ tỉnh đã  tặng bằng khen và tôn vinh chị Hòa là một trong những cán bộ, công chức, đoàn viên công đoàn tiêu biểu.

 

                                                                Phương Linh

Các tin khác

Đồng chí Trần Ngọc Oanh được cấp trên điều động về nhận công tác tại cơ quan UBKT Huyện uỷ Yên Thủy.
Gia đình ông Lê Văn Ty, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Cao Phong) phát triển mô hình cải tạo vườn tạp trồng bưởi Diễn.
“Ông mặt trận” Nguyễn Thanh Bình thay mặt người dân thị trấn Mường Khến bày tỏ nỗi bức xúc vì nhiều đoạn đường bị xuống cấp nghiêm trọng do chịu lực từ những chiếc xe quá khổ, quá tải.
Nhóm thêu, dệt của chị Mùa Y Gánh có nhiều đợt tham gia hội trợ triển lãm các sản phẩm thủ công truyền thống và các sản phẩm thổ cẩm được khách hàng ưa thích, lựa chọn và đặt hàng.

Già làng tâm huyết với công tác an ninh

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp gặp già Đặng Tiến Bình, 68 tuổi, người dân tộc Dao xóm Phủ, xã Toàn Sơn trong chuyến công tác tại huyện vùng cao Đà Bắc. Già Bình có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và cởi mở, dễ gần, vì lẽ đó mà già dễ dàng tiếp xúc, thuyết phục người dân địa phương chấp hành các chủ trương, chính sách. Theo kinh nghiệm của già, để là người có uy tín được người dân thừa nhận phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Bí thư chi bộ làm “Dân vận khéo”

(HBĐT) - Cuối năm 2013, ông Bùi Văn Tỉm, Bí thư chi bộ xóm Khụ, xã Văn Sơn là một trong hai cá nhân tiêu biểu của huyện Lạc Sơn vinh dự được BTV Tỉnh ủy khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011- 2013. Với vai trò của người Bí thư chi bộ, ông đã kiên trì, mềm dẻo vận động nhân dân hăng hái phát triển kinh tế, đóng góp ngày công và tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Về xóm Rộc, xã Nật Sơn (Kim Bôi) ai cũng biết gia đình chị Bùi Thị Lý, hội viên chi hội phụ nữ xóm Rộc mạnh dạn áp dụng KH -KT vào sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng.

Bác sỹ vùng cao hết lòng vì người bệnh

(HBĐT) - Giản dị, chân thành và gần gũi, đó là cảm nhận khi tiếp xúc với bác sỹ Bùi Thị Quyên, Trạm trưởng Trạm y tế xã Lũng Vân (Tân Lạc). Một người luôn thương yêu, tận tình chăm sóc bệnh nhân như người thân của mình.

Vợ chồng hưu trí chung sức làm giàu

(HBĐT) - Gia đình ông Bùi Tiến Mạnh, xóm Sáng Mới, xã Đú Sáng (Kim Bôi) được xem là có “của ăn, của để”, nhà cửa kiên cố, đầy đủ vật dụng sinh hoạt đắt tiền và có hướng phát triển.

Những gương mặt ấn tượng của tỉnh ta tại kỳ thi đại học 2014

(HBĐT) - Khi nói về các em học sinh chuyên toán, vừa thi đỗ đại học năm 2014 với điểm số ấn tượng, cô Nguyễn Ngọc Xuân (tổ trưởng tổ toán-tin, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) cho biết: Em Lê Thị Thảo Nguyên và Nguyễn Ngọc Ánh Trang là 2 gương mặt xuất sắc nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục