Anh Bùi Văn Cương chăm sóc vườn cam của gia đình.

Anh Bùi Văn Cương chăm sóc vườn cam của gia đình.

(HBĐT) - Đến xóm Chằng Ngoài, xã Nam Phong (Cao Phong) không ai không biết đến Bùi Văn Cương, chàng trai trẻ giàu nghị lực, làm kinh tế giỏi. Đi giữa những hàng cam sai trĩu quả, hứa hẹn về mùa vụ bội thu, nghe người nông dân trẻ này kể chuyện làm giàu, chúng tôi càng thêm mến phục ý chí của anh.

 

Với cơ ngơi hiện có là hàng chục ha cam, 1 cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, không ai nghĩ chủ nhân của nó thuộc thế hệ 8X. Chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp, Cương cho biết: “Những năm 2000, vùng đất Cao Phong xuất hiện ngày càng nhiều hộ khá, giàu từ trồng cây ăn quả có múi, ý thức thoát nghèo cũng từ đó trỗi dậy trong tôi mạnh mẽ”. Tuy nhiên, “cái khó bó cái khôn”, đất thì nhiều nhưng vốn và kỹ thuật Cương gần như không có. Cơ hội chỉ thật sự đến khi năm 2007, với sự quan tâm của chính quyền và tổ chức Đoàn, gia đình Cương được hỗ trợ 180 cây giống bưởi Diễn. 4 năm qua đi, ghi dấu biết bao những đêm ngày trăn trở vừa học hỏi kỹ thuật, vừa áp dụng vào chăm bón... vườn bưởi Diễn của Cương đã cho thu hoạch. Cương nhớ lại: “Gần 200 gốc bưởi Diễn cho thu về gần 50 triệu đồng, số tiền tuy không lớn nhưng là nguồn động viên vô cùng lớn giúp tôi tin tưởng rằng “có sức người sỏi, đá cũng thành cơm”. Sau khi bàn bạc với gia đình, tôi quyết định vay vốn ngân hàng, bổ sung thêm 600 cây cam Canh. Giá thành cam Canh tuy cao nhưng lại là cây trồng đòi hỏi kỹ thuật ngặt nghèo, tôi lại mày mò tìm hiểu kỹ thuật trồng. Bên cạnh đó, nhận thấy nhu cầu về phân bón, thuốc trừ sâu... trên địa bàn rất lớn, tôi mở thêm cửa hàng vật tư nông nghiệp”. Không ngại chia sẻ những kinh nghiệm đã thu lượm được, cửa hàng của anh dần trở thành địa chỉ tin cậy cho bà con trong vùng đến mua hàng, cùng trao đổi, giải đáp các thắc mắc trong quá trình chăm sóc cây ăn quả có múi.

 

8 năm kể từ ngày đầu khởi nghiệp, từ bàn tay lao động cần cù, ham học hỏi, ý chí không ngại khó, ngại khổ đã cho Bùi Văn Cương những mùa quả bội thu. Đến nay, trừ chi phí, mỗi năm, gia đình anh thu về từ 500 - 800 triệu đồng. Không chỉ vậy, Bùi Văn Cương còn tích cực tham gia các hoạt động phong trào của Đoàn. Với vai trò là UV BCH Đoàn xã, anh cùng các đồng chí trong BCH luôn khuyến khích, hỗ trợ ĐV- TN tham gia phát triển kinh tế. Riêng  trang trại của anh hàng năm giải quyết việc làm cho hàng chục lao động mùa vụ.

 

Với những thành tích tiêu biểu đó, Bùi Văn Cương vinh dự là một trong những gương mặt tiêu biểu của tuổi trẻ tỉnh được đề cử nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2015 - phần thưởng cao quý của tổ chức Đoàn dành cho nhà nông trẻ xuất sắc.

 

 

 

                                                                                            H.Y

 

 

Các tin khác

Anh Đặng Lê Ngọc, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Agribank 

Chi nhánh Phương Lâm cùng cán bộ Agribank Hòa Bình 

tặng quà cho học sinh xã Vầy Nưa (Đà Bắc).
Đồi bưởi của gia đình ông Nguyễn Văn Thái 

đã phủ màu xanh trên vùng đất vốn khô cằn, sỏi đá.
Sau khi có sự bàn bạc trong gia đình, cụ Hà Thị Cươm và con trai  Hà Văn Thiết đã thống nhất hiến toàn bộ diện tích đất nghĩa trang của dòng họ cho địa phương xây dựng trường THCS Xăm Khoè.

Công an viên Trần Thái Thành - học Bác những điều hay

(HBĐT) - Trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở huyện Lương Sơn, có lẽ ai cũng biết đến đảng viên Trần Thái Thành, công an viên xã Tân Vinh. Chàng trai “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” là câu nói vui mà bạn bè, gia đình dành cho công việc của anh. Ngày ngày, những công việc phải làm, vấn đề phải giải quyết đều là những việc anh gọi “của Nhà nước”, nếu không có tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu của một đảng viên chắc anh sẽ không gắn bó, yêu công việc nhiều đến thế. 8 năm - khoảng thời gian không hẳn là dài đối với người thanh niên ấy nhưng những công việc anh làm trong hoạt động hiến máu cứu người; trong công tác tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng vị thành niên lầm lỡ làm lại cuộc đời; trong việc bảo đảm sự bình yên cho cuộc sống có sức lan tỏa đến kỳ lạ.

Nữ cán bộ Đoàn thấm nhuần lời dạy của Bác

(HBĐT) - Thái độ hòa nhã, thân thiện, hướng dẫn tận tình cho bệnh nhân đến khám - chữa bệnh là những cảm nhận ban đầu của chúng tôi về Bùi Thị Duyên, nữ Bí thư Đoàn hoạt bát của Công ty CP y dược học cổ truyền Hòa Bình.

Nhiệt huyết “gieo chữ” của thầy giáo già

(HBĐT) - Năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng ông Nguyễn Uyên Mục, hội viên NCT ở khu 3, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) vẫn nhiệt huyết với nghiệp “gieo chữ”. Hàng ngày, ông dành nhiều thời gian ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho các em học sinh trong huyện để có cơ hội bước vào các trường đại học, cao đẳng.

Gặp gỡ thủ khoa quốc gia

(HBĐT) - Dù không trở thành thành viên đội tuyển tham dự ôlympíc môn sinh học quốc tế nhưng đối với Nguyễn Việt Tiến (lớp chuyên sinh, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, giải nhất kỳ học sinh giỏi quốc gia lớp 12 môn sinh học, năm học 2014-2015), được tham dự đội dự tuyển quốc tế trong thời gian qua vẫn là một kỷ niệm đáng nhớ. Em tâm sự: “Có chút nuối tiếc nhưng qua đợt ôn luyện ở Hà Nội cũng giúp em nhận ra điều: những gì mình biết còn quá ít, vì thế cần phải cố gắng, nỗ lực tìm tòi hơn trong chặng đường tiếp theo".

Nghị lực vượt khó, làm giàu của chị Hoài

(HBĐT) - Là hộ thuần nông, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, chị Bùi Thị Hoài, xóm Trung Hòa 2, xã Phú Lai (Yên Thủy) rất băn khoăn, trăn trở làm gì để gia đình thoát nghèo và có kinh tế ổn định để nuôi các con ăn học, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc...

Người mở lối cho dân nghèo xã Quý Hòa

(HBĐT) - Là người đầu tiên đưa cây ngô lai vào trồng vụ đông. Ông cũng là người mở hướng trồng rừng kinh tế cho người dân trong xã và là người đưa ra ý tưởng vận động dân “bỏ lúa trồng cỏ” để phát triển nghề nuôi nhốt trâu, bò. Mới đây, ông đã mạnh dạn đưa mô hình nuôi cá lồng vào thử nghiệm. Mô hình thành công sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân ở vùng đặc biệt khó khăn Quý Hòa (Lạc Sơn). Ông là Bùi Minh Bưn, Phó Chủ tịch UBND xã Quý Hòa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục