Tính đến nay, ông Bùi Minh Bưn đã đầu tư 5 lồng cá nuôi thử nghiệm trên mặt nước hồ Khả.

Tính đến nay, ông Bùi Minh Bưn đã đầu tư 5 lồng cá nuôi thử nghiệm trên mặt nước hồ Khả.

(HBĐT) - Là người đầu tiên đưa cây ngô lai vào trồng vụ đông. Ông cũng là người mở hướng trồng rừng kinh tế cho người dân trong xã và là người đưa ra ý tưởng vận động dân “bỏ lúa trồng cỏ” để phát triển nghề nuôi nhốt trâu, bò. Mới đây, ông đã mạnh dạn đưa mô hình nuôi cá lồng vào thử nghiệm. Mô hình thành công sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân ở vùng đặc biệt khó khăn Quý Hòa (Lạc Sơn). Ông là Bùi Minh Bưn, Phó Chủ tịch UBND xã Quý Hòa.

 

Người đảng viên “đi trước, làm trước”...

 

Để giải được bài toán thoát nghèo, đối với Quý Hòa trong những năm 1990 không phải là chuyện dễ. Những trăn trở đó đã thôi thúc đảng viên Bùi Minh Bưn phải tìm hướng đi mới, tạo bước đột phá về sản xuất để người dân đảm bảo đủ ăn, nhất là trong thời điểm giáp hạt. Ý tưởng trồng ngô vụ đông nhen nhóm trong suy nghĩ của ông - khi ấy đang là cán bộ lâm nghiệp của xã. Nghĩ là làm, ông đã đi bộ ra tận huyện tìm mua giống rồi về vận động gia đình làm cuộc cách mạng mới trên đồng đất Quý Hòa. Ông kể: Khi ấy mình là người làm ngô vụ đông đầu tiên của xã nên chẳng có ai để học hỏi kinh nghiệm, tham khảo cách làm. Vừa làm, vừa run bởi những lời dị nghị và cả những góp ý đầy kinh nghiệm của các cụ trong xóm, xã khi tất cả đều cho rằng không thể trồng cây ngô vụ đông ở đất Quý Hòa được bởi thời tiết quá lạnh, cỏ còn không thể mọc được chứ nói gì đến cây ngô. Tin là sẽ làm được nên ngay sau khi thu hoạch vụ lúa hè thu ông đã chuẩn bị giống, phân bón, làm đất rồi tiến hành gieo trồng ngay để đảm bảo thời vụ. Cây ngô đã phát triển tốt. Từ ruộng ngô ban đầu của gia đình ông, đã có thêm nhiều ruộng ngô vụ đông phủ màu xanh mướt trên những khoảnh ruộng liền kề. Cho đến tận bây giờ, Quý Hòa vẫn là một trong những xã có phong trào trồng ngô đông hiệu quả ở Lạc Sơn với hơn 100 ha được gieo trồng hàng năm.

 

Tiếp đó, năm 1992, thực hiện chủ trương giao đất trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc của Nhà nước. Khi ấy với vai trò là cán bộ phụ trách lâm nghiệp, ông đã đến từng nhà, từng xóm để thuyết phục các hộ dân nhận đất trồng rừng nhưng kết quả ông nhận được chỉ là những cái lắc đầu. Không nản, với suy nghĩ: dân chưa tin, chưa dám làm thì cán bộ, đảng viên phải là người đi trước, làm trước để cho dân tin, dân làm theo. Ông đã bàn với gia đình nhận 8 ha đất trống, đồi trọc trồng rừng và xác định trồng rừng để phát triển kinh tế. Sau 5 năm những cây keo đã đủ tuổi khai thác, người dân thấy rõ hiệu quả đã tập trung phát triển kinh tế rừng theo ông. Cho đến nay, kinh tế rừng đã trở thành một trong những hướng đi chủ đạo ở Quý Hòa. Hiện, cả xã có khoảng 800 ha rừng trồng, phủ xanh trên 80% đất trống, đồi trọc.

 

... luôn trăn trở với những hướng đi mới

 

Là một đảng viên, cán bộ lãnh đạo xã nên lúc nào ông Bùi Minh Bưn cũng trăn trở cùng những hướng đi mới với tâm niệm làm thế nào để nâng cao đời sống người dân, đẩy số hộ nghèo trong xã ngày càng giảm? Sau những trăn trở và cả những lần đi học tập kinh nghiệm ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, ông đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền động viên nhân dân chuyển đổi tư duy, cách làm, từ bỏ tập quán chăn thả trâu, bò chuyển sang mô hình nuôi nhốt. Để đảm bảo nguồn thức ăn, ông đã cùng với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể trong xã vận động nhân dân chuyển diện tích lúa khô hạn, bấp bênh sang trồng cỏ tạo nguồn thức ăn ổn định cho trâu, bò. Đến nay đã có khoảng 60% hộ dân trong xã tham gia mô hình nuôi nhốt. Ông chia sẻ: ở đây bây giờ tư duy làm kinh tế của người dân Quý Hòa đã có sự thay đổi đáng kể, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Về cơ bản người dân chỉ cấy lúa để đảm bảo lương thực, còn những diện tích khác chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi. So về giá trị, trồng cỏ hơn hẳn trồng lúa trên cùng một diện tích. Cùng với việc đưa nghề nuôi nhốt vỗ béo trâu, bò về Quý Hòa, mới đây ông còn mạnh dạn thử nghiệm mô hình nuôi cá lồng trên mặt nước hồ Khả, bước đầu đã có thành công nhất định.

 

Dù ở cương vị nào, ông luôn tâm niệm: mình là đảng viên lại là cán bộ nên những gì mình làm đều là sự khởi đầu, thử nghiệm làm trước. Cái gì thấy phù hợp nhất, hiệu quả nhất thì mới triển khai đến dân chứ không chạy theo phong trào.

 

 

 

                                                                                   Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác

Ông Bùi Văn Xuân bên ngôi nhà tái định cư  mới được xây dựng trên diện tích đất 4.000 m2  mà gia đình đã hiến.
Ông Trần Quốc Tuấn chăm sóc đàn ong.
Giám đốc Phạm Ngọc Thắng kiểm tra chất lượng gạch ra lò.
Bí thư chi bộ xóm Tân Thành Trần Ngọc Long chăm sóc vườn cây ăn quả tại vườn nhà.

Bông hoa nhỏ làm theo lời Bác

(HBĐT) - Hoàn cảnh của Bùi Thị Thùy (ảnh), dân tộc Mường, học sinh lớp 6A, trường THCS xã Mãn Đức (Tân Lạc) khá éo le. Từ nhỏ em đã về ở với bà ngoại, sống trong sự chăm sóc, đùm bọc của bà. Mặc dù lớn lên trong thiếu thốn, khó khăn nhưng em luôn nỗ lực vươn lên, ở nhà giúp bà làm những công việc vừa sức, ở trường là tấm gương trò giỏi, tiên phong trong các hoạt động của lớp, của trường.

Hành trình nhân ái của chị Bảy

(HBĐT) - Biết chị Đặng Thị Bảy, Chủ tịch Hội CTĐ thành phố Hòa Bình đã lâu, cảm kích lắm những việc chị đang làm trên hành trình nhân ái, nhưng bởi công việc của chị quá ư bận rộn nên để hoàn thành bài viết, tôi và chị chỉ có ít phút trò chuyện vào cuối buổi chiều.

Tâm huyết với nghề “bắt nã”

(HBĐT) - Đại úy Hoàng Anh Tuấn gắn bó với công tác bắt nã từ ngày đầu thành lập phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an tỉnh). Anh cùng đồng đội vượt núi, băng rừng để bắt những kẻ phạm tội quy án. Phải đối mặt với biết bao hiểm nguy, thách thức, song đại úy Tuấn chưa bao giơ phàn nàn hay có ý định chuyển đơn vị khác bởi theo anh, bắt một đối tượng là làm giảm mối nguy hại cho xã hội.

Người công nhân năng động, sáng tạo

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào lao động giỏi - lao động sáng tạo do các cấp công đoàn phát động đã thu hút được đông đảo cán bộ, công nhân viên và người lao động trong các doanh nghiệp. Từ phong trào này đã xuất hiện những tấm gương điển hình tiên tiến, cần mẫn, say mê sáng tạo góp phần vào sự phát triển của đơn vị. Anh Nguyễn Mạnh Cường (ảnh) công nhân Công ty TNHH Almine Việt Nam (KCN Lương Sơn) là một trong những điển hình như thế.

Vượt lên bệnh tật, bền bỉ nuôi ước mơ dạy chữ, dạy người

(HBĐT) - Cuộc sống của cô Hà Thị Minh Huệ, tổ 25, phường Tân Thịnh (TPHB) là một câu chuyện đầy xúc động về nghị lực vượt lên số phận, không khuất phục bệnh tật, hoàn cảnh éo le theo đuổi ước mơ truyền đạt kiến thức cho học sinh thân yêu, nỗ lực cống hiến cho cuộc đời thêm tươi đẹp.

Người mang mùa đông ấm áp cho học trò

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Bí thư Đảng ủy xã Phú Thành Nguyễn Thị Lan, chúng tôi xuống thôn Bột tìm gặp vợ chồng chị Nguyễn Thị Đông, hộ gia đình tiêu biểu vừa được UBND xã Phú Thành (Lạc Thủy) tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục