Chị Bùi Thị Hoài đầu tư chăn nuôi lợn cho thu nhập trên 100 triệu đồng /năm.

Chị Bùi Thị Hoài đầu tư chăn nuôi lợn cho thu nhập trên 100 triệu đồng /năm.

(HBĐT) - Là hộ thuần nông, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, chị Bùi Thị Hoài, xóm Trung Hòa 2, xã Phú Lai (Yên Thủy) rất băn khoăn, trăn trở làm gì để gia đình thoát nghèo và có kinh tế ổn định để nuôi các con ăn học, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc...

 

Từ những trăn trở, suy nghĩ đó, chị Hoài đã bàn bạc cùng gia đình tìm hướng phát triển kinh tế. Chị tìm hiểu kiến thức về xây dựng các mô hình kinh tế gia đình; học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của những hộ phát triển kinh tế hiệu quả; tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH -KT của xã, huyện tổ chức. Khi thấy tự tin hơn với những kiến thức mình học tập được, chị Hoài mạnh dạn đề xuất với Hội phụ nữ giúp đỡ về vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế. Chị đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, dụng cụ sản xuất như: máy xát xát, đập ngô, máy tuốt lúa, kết hợp mở thêm dịch vụ buôn bán hàng tạp hoá, phân bón, thức ăn gia súc, nuôi bò và lợn... Sau nhiều cố gắng, chịu khó học hỏi phát triển sản xuất, mấy năm gần đây, thu nhập của gia đình chị (trừ chi phí) đạt từ 450 - 500 triệu đồng /năm. Cụ thể, đối với máy xát lúa, thu nhập từ 100-120 triệu đồng; nuôi lợn nái, lợn thịt, mỗi năm xuất 3 lứa lợn thịt, mỗi lứa cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng (mỗi năm từ 120 - 150 triệu đồng); kinh doanh dịch vụ thu nhập từ 100-120 triệu đồng; thu nhập từ máy tuốt lúa, đập ngô và trồng trọt khoảng 80 - 90 triệu đồng; chăn nuôi bò mỗi năm thu 60 - 90 triệu đồng...

 

Đặc biệt, thấu hiểu khó khăn của nhiều chị em muốn phát triển kinh tế gia đình nhưng thiếu vốn đầu tư, chị Hoài đã giúp nhiều chị em trong chi hội về vốn, giống, đầu tư thức ăn chăn nuôi (giúp không lấy lãi) tùy theo từng điều kiện, nhu cầu của mỗi gia đình để hỗ trợ chị em cùng phát triển. Chị Bùi Thị Nguyệt được chị Hoài giúp 20 triệu đồng và thức ăn chăn nuôi lợn. Hiện nay, chị Nguyệt đã có thu nhập thêm từ 60 - 80 triệu đồng /năm; chị Bùi Thị Dung vay 20 triệu đồng để phát triển nghề may mặc cho thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng /tháng; chị Bùi Thị Dư vay 20 triệu đồng mua máy cày và bò để đầu tư sản xuất, chăn nuôi, hiện nay gia đình chị Dư không những thoát nghèo mà còn thuộc hộ làm kinh tế giỏi của xã...

 

Ngoài ra, chị Hoài và gia đình còn tích cực tham gia, thực hiện tốt các phong trào, CVĐ của Hội, của địa phương như: “Xây dựng mái ấm tình thương”, ủng hộ Quỹ vì người nghèo, quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, ủng hộ biển đảo... Gia đình chị nhiều năm liên tục đạt gia đình văn hóa tiêu biểu.

 

 

 

                                                                                           PV

 

 

 

Các tin khác

Tính đến nay, ông Bùi Minh Bưn đã đầu tư 5 lồng cá nuôi thử nghiệm trên mặt nước hồ Khả.
Ông Bùi Văn Xuân bên ngôi nhà tái định cư  mới được xây dựng trên diện tích đất 4.000 m2  mà gia đình đã hiến.
Ông Trần Quốc Tuấn chăm sóc đàn ong.
Giám đốc Phạm Ngọc Thắng kiểm tra chất lượng gạch ra lò.

Bí thư chi bộ xóm Tân Thành - công, tư vẹn toàn

(HBĐT) - Nói đến anh Trần Ngọc Long (sinh năm 1967), Bí thư chi bộ xóm Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, người dân trong vùng đều thán phục: đúng là một người chịu khó, luôn tìm tòi, năng động trong làm ăn. Trong quá trình vận dụng, dù có lúc chưa thành công nhưng anh không hề nản chí. Việc chung, việc riêng đều vẹn toàn...

Bông hoa nhỏ làm theo lời Bác

(HBĐT) - Hoàn cảnh của Bùi Thị Thùy (ảnh), dân tộc Mường, học sinh lớp 6A, trường THCS xã Mãn Đức (Tân Lạc) khá éo le. Từ nhỏ em đã về ở với bà ngoại, sống trong sự chăm sóc, đùm bọc của bà. Mặc dù lớn lên trong thiếu thốn, khó khăn nhưng em luôn nỗ lực vươn lên, ở nhà giúp bà làm những công việc vừa sức, ở trường là tấm gương trò giỏi, tiên phong trong các hoạt động của lớp, của trường.

Hành trình nhân ái của chị Bảy

(HBĐT) - Biết chị Đặng Thị Bảy, Chủ tịch Hội CTĐ thành phố Hòa Bình đã lâu, cảm kích lắm những việc chị đang làm trên hành trình nhân ái, nhưng bởi công việc của chị quá ư bận rộn nên để hoàn thành bài viết, tôi và chị chỉ có ít phút trò chuyện vào cuối buổi chiều.

Tâm huyết với nghề “bắt nã”

(HBĐT) - Đại úy Hoàng Anh Tuấn gắn bó với công tác bắt nã từ ngày đầu thành lập phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an tỉnh). Anh cùng đồng đội vượt núi, băng rừng để bắt những kẻ phạm tội quy án. Phải đối mặt với biết bao hiểm nguy, thách thức, song đại úy Tuấn chưa bao giơ phàn nàn hay có ý định chuyển đơn vị khác bởi theo anh, bắt một đối tượng là làm giảm mối nguy hại cho xã hội.

Người công nhân năng động, sáng tạo

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào lao động giỏi - lao động sáng tạo do các cấp công đoàn phát động đã thu hút được đông đảo cán bộ, công nhân viên và người lao động trong các doanh nghiệp. Từ phong trào này đã xuất hiện những tấm gương điển hình tiên tiến, cần mẫn, say mê sáng tạo góp phần vào sự phát triển của đơn vị. Anh Nguyễn Mạnh Cường (ảnh) công nhân Công ty TNHH Almine Việt Nam (KCN Lương Sơn) là một trong những điển hình như thế.

Vượt lên bệnh tật, bền bỉ nuôi ước mơ dạy chữ, dạy người

(HBĐT) - Cuộc sống của cô Hà Thị Minh Huệ, tổ 25, phường Tân Thịnh (TPHB) là một câu chuyện đầy xúc động về nghị lực vượt lên số phận, không khuất phục bệnh tật, hoàn cảnh éo le theo đuổi ước mơ truyền đạt kiến thức cho học sinh thân yêu, nỗ lực cống hiến cho cuộc đời thêm tươi đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục