Hàng ngày, ông Nguyễn Uyên Mục ở khu 3, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) dành nhiều thời gian ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh trong huyện.

Hàng ngày, ông Nguyễn Uyên Mục ở khu 3, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) dành nhiều thời gian ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh trong huyện.

(HBĐT) - Năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng ông Nguyễn Uyên Mục, hội viên NCT ở khu 3, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) vẫn nhiệt huyết với nghiệp “gieo chữ”. Hàng ngày, ông dành nhiều thời gian ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho các em học sinh trong huyện để có cơ hội bước vào các trường đại học, cao đẳng.

 

Ông Nguyễn Uyên Mục trước là giảng viên trường Văn hóa Quân khu ba. Về nghỉ hưu từ năm 1986 nhưng sự nghiệp dạy học của ông không dừng lại ở đó. Ông kể: “Các cháu học sinh đến đây đều có ước mơ được học tập ở giảng đường đại học, vì thế tôi rất trân trọng và luôn coi như con cháu trong gia đình, tận tình hướng dẫn các cháu thật tốt”. Sau khi được nghỉ hưu theo chế độ, nhiều người biết ông là thầy giáo, tính tình cởi mở nên nhờ dạy kèm cho con. Ban đầu lớp chỉ có một vài em, chủ yếu là học sinh trong KDC. “Tiếng lành đồn xa”, thấy ông Mục dạy học nhiệt tình, dễ hiểu bài, có chất lượng nên học sinh ở thị trấn và những xã lân cận trong huyện  kéo nhau đến xin học... Năm 1988 ông mở lớp ôn và luyện thi đại học cho các em. Hiện nay, ông Mục chủ yếu dạy môn toán cho học sinh THPT. ông luôn tâm niệm, dạy học phải vì cái tâm là chính. Để nắm bắt kịp thời những cách giải toán mới, ngoài giờ dạy kèm, ông tự mày mò nghiên cứu về môn toán và giải các đề thi ĐH, CĐ hàng năm cũng như các dạng toán nâng cao, từ đó đúc kết được những cách giải nhanh nhất, dễ hiểu nhất cho các em.

 

Được biết, trong những buổi dạy cả thầy và trò luôn tranh luận để đưa ra kết quả chính xác nhất. Cách giảng mà “thầy giáo già” áp dụng cũng khá thú vị làm cho học sinh hứng thú tiếp thu bài giảng. Không chỉ trang bị về kiến thức, “thầy” chủ động trang bị kiến thức về tâm lý sư phạm để gần gũi với học sinh, ông cho rằng: Thế hệ học sinh bây giờ khác thế hệ trước nhiều, tôi phải tự trẻ hóa để hiểu các em hơn. Sự nỗ lực của người “thầy giáo già” đã đem lại nhiều kết quả đáng kể. Hàng năm, lớp học do ông ôn luyện có 14 - 15 em thi đại học, trong đó hơn 90% em đã thi đỗ đại học. Trải qua gần 30 năm, từ lớp học này có trên 200 học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học. Đây là niềm vui và động lực giúp “thầy giáo già” tiếp tục đem bầu nhiệt huyết của mình truyền đạt cho lớp lớp thế hệ học sinh trong huyện. Em Nguyễn Văn Hiếu, lớp 12A1, trường THPT Lạc Thủy chia sẻ: “ông Mục không chỉ dạy cho chúng em kiến thức mà ông còn truyền cảm hứng để chúng em vươn lên trong học tập. Với em, ông luôn là tấm gương sáng và thực sự là một người thầy đáng kính trọng”.

 

Không chỉ dạy kèm cho học sinh, ông Mục còn dành thời gian chăm sóc cây cảnh và nuôi ong mật, trồng cây ăn quả. Lúc rảnh rỗi ông lại làm những bài thơ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước... Với sự đóng góp tích cực trong suốt những năm qua, ông Mục luôn là tấm gương sáng của Hội NCT thị trấn Chi Nê. Ông vinh dự được đi dự hội nghị toàn quốc biểu dương NCT trong lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ, được T.Ư Hội NCT Việt Nam tặng bằng khen và kỷ niệm chương.

 

 

      Hoàng Huy

 

 

 

 

Các tin khác

Em Nguyễn Việt Tiến (bên trái), lớp 12 chuyên sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ chia sẻ niềm vui khi đoạt giải nhất quốc gia cùng thầy giáo Kiều Vũ Mạnh.
Chị Bùi Thị Hoài đầu tư chăn nuôi lợn cho thu nhập trên 100 triệu đồng /năm.
Tính đến nay, ông Bùi Minh Bưn đã đầu tư 5 lồng cá nuôi thử nghiệm trên mặt nước hồ Khả.
Ông Bùi Văn Xuân bên ngôi nhà tái định cư  mới được xây dựng trên diện tích đất 4.000 m2  mà gia đình đã hiến.

Người đảng viên nêu gương trên mặt trận kinh tế

 Chúng tôi đến thăm, mô hình kinh tế của đảng viên Trần Quốc Tuấn ở xóm Nam Hòa I, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) đúng vào lúc ông đang chăm sóc đàn ong. Ông Tuấn chia sẻ: Nghề nuôi ong dễ mà khó, dễ với những người ham thích, chịu học hỏi và muốn gắn bó lâu dài với nghề nhưng lại khó với những ai thích “ăn xổi”, không chịu đầu tư kỹ thuật. Có người học vài tháng đã thành công…

Người Giám đốc có nhiều sáng kiến mang lại lợi ích cho công ty

(HBĐT) - Kỹ sư Phạm Ngọc Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm là một người năng động, đam mê với công việc. Anh ít ở văn phòng mà thường đi xuống các phân xưởng để nắm tình hình sản xuất. Anh chia sẻ: 6 năm gần đây, Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm đã có sản phẩm gạch chất lượng cao, đáp ứng cho những công trình xây dựng mới của tỉnh. Mỗi năm, Công ty sản xuất trên 10 triệu viên gạch chất lượng loại A. Qua mấy năm liên tục cải tiến, tôi đã thiết kế lắp thêm hệ thống vận thăng nâng gạch mộc lên sàn công tác, chế tạo máy trộn than tự động, cải tiến cách xếp gạch nằm truyền thống thành xếp đứng vào dôn lò tiết kiệm được nhiên liệu, tỷ lệ hao vỡ dưới 6%. Hơn nữa, lò khởi động chỉ một lần trong suốt quá trình đốt giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bí thư chi bộ xóm Tân Thành - công, tư vẹn toàn

(HBĐT) - Nói đến anh Trần Ngọc Long (sinh năm 1967), Bí thư chi bộ xóm Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, người dân trong vùng đều thán phục: đúng là một người chịu khó, luôn tìm tòi, năng động trong làm ăn. Trong quá trình vận dụng, dù có lúc chưa thành công nhưng anh không hề nản chí. Việc chung, việc riêng đều vẹn toàn...

Bông hoa nhỏ làm theo lời Bác

(HBĐT) - Hoàn cảnh của Bùi Thị Thùy (ảnh), dân tộc Mường, học sinh lớp 6A, trường THCS xã Mãn Đức (Tân Lạc) khá éo le. Từ nhỏ em đã về ở với bà ngoại, sống trong sự chăm sóc, đùm bọc của bà. Mặc dù lớn lên trong thiếu thốn, khó khăn nhưng em luôn nỗ lực vươn lên, ở nhà giúp bà làm những công việc vừa sức, ở trường là tấm gương trò giỏi, tiên phong trong các hoạt động của lớp, của trường.

Hành trình nhân ái của chị Bảy

(HBĐT) - Biết chị Đặng Thị Bảy, Chủ tịch Hội CTĐ thành phố Hòa Bình đã lâu, cảm kích lắm những việc chị đang làm trên hành trình nhân ái, nhưng bởi công việc của chị quá ư bận rộn nên để hoàn thành bài viết, tôi và chị chỉ có ít phút trò chuyện vào cuối buổi chiều.

Tâm huyết với nghề “bắt nã”

(HBĐT) - Đại úy Hoàng Anh Tuấn gắn bó với công tác bắt nã từ ngày đầu thành lập phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an tỉnh). Anh cùng đồng đội vượt núi, băng rừng để bắt những kẻ phạm tội quy án. Phải đối mặt với biết bao hiểm nguy, thách thức, song đại úy Tuấn chưa bao giơ phàn nàn hay có ý định chuyển đơn vị khác bởi theo anh, bắt một đối tượng là làm giảm mối nguy hại cho xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục