Trưởng thôn Bùi Thị Dung vận động hộ dân góp sức người, sức của bê tông hoá các tuyến đường nhánh.
(HBĐT) - Đó là chị Bùi Thị Dung, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn kiêm Trưởng ban phát triển về Chương trình MTQG xây dựng NTM thôn Bùi Trám, xã Hoà Sơn (Lương Sơn). Trong suốt 8 năm đảm nhận trọng trách trưởng thôn, chị được nhân dân toàn thôn tín nhiệm, nhiều phần việc khác do dân giao phó cũng được chị hoàn thành xuất sắc.
Chọn cách “Nói đi đôi với làm”
Theo cách nghĩ của chị, là cán bộ được dân bầu và giao nhiệm vụ cũng có nghĩa mọi lời nói, hành động đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chương trình MTQG xây dựng NTM bắt đầu từ năm 2010, để nhận được sự đồng thuận của toàn thể bà con, chị đã cùng với các thành viên trong Ban Phát triển thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào “Huyện Lương Sơn chung sức xây dựng NTM”. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến để mọi người đều nhận thức đầy đủ, nắm bắt tỏ tường chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thôn Bùi Trám nằm ở vị trí tương đối xa so với địa bàn trung tâm xã, có 127 hộ với hai dân tộc anh em Mường, Kinh cùng chung sống. Kinh tế và thu nhập của bà con dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi, trồng cây ăn quả có múi và trồng rừng làm nghề chủ yếu. Phối hợp với Hội Nông dân xã, trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện, chị đã tổ chức hàng chục lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt và dạy nghề mây tre đan xuất khẩu, làm chổi chít, làm nón… tạo việc làm và tăng thu nhập cho bà con. Trong phát triển kinh tế cá thể, chị mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi với mô hình dịch vụ tổng hợp, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động nông thôn với mức thu nhập bình quân 3 – 4 triệu đồng/người/tháng.
Tinh thần gương mẫu, tiên phong, “nói đi đôi với làm” được chị phát huy cao độ trong phong trào ở thời điểm năm 2012 khi hộ gia đình chị là hộ đầu tiên dỡ tường bao hiến hơn 40m2 đất thổ cư để làm đường giao thông nông thôn. Mặt khác, đối với việc xây dựng cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường nông thôn… chị luôn là người cán bộ cơ sở đi đầu, không chỉ vận động bà con mà còn xắn tay cùng với bà con thực hiện.
“Thắp lửa” cho phong trào Chung sức xây dựng NTM
Từ việc tiên phong hiến đất của gia đình chị Dung, 5 hộ khác gồm ông, bà: Hoàng Thị E, Nguyễn Bá Điệp, Đỗ Thị Tuyên, Nguyễn Quý Long, Đặng Văn Yên đã tự nguyện hiến tổng số 200m2 để làm đường liên thôn. Trong đó, hộ ông Bùi Văn Trung là hộ dân thôn khác đến sinh sống tại thôn Bùi Trám nhờ được chị thuyết phục đã hiến 20m2 đất.
Bằng nhiệt tình và tâm huyết, chị động viên bà con chung tay ủng hộ tạo dựng cơ sở vật chất vùng nông thôn. Trước đây, với đặc thù thôn ở cách xa so với trung tâm xã nên hệ thống điện lưới không đảm bảo. Sau khi được vận động, các hộ trong toàn thôn đóng góp làm hẳn một trạm biến áp riêng. Nhờ đó, chất lượng điện sinh hoạt của bà con đã ổn định. Cũng thông qua vận động các đơn vị, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn và nhân dân, công trình nhà văn hoá thôn bản khang trang trị giá 360 triệu đồng đã hoàn thành, đi vào sử dụng đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần, nơi giao lưu, hội họp của cả thôn.
Với phương châm Nhà nuớc và nhân dân cùng làm, trong các năm 2013 – 2015, hộ dân toàn thôn đã ủng hộ, đóng góp gần 300 triệu đồng, huy động được trên 1.000 ngày công làm đường giao thông với tổng cộng 1,9 km đường bê tông, 1,6km đường cấp phối, 278m kênh mương cứng hoá phục vụ tưới tiêu. Nhờ đó mà việc đi lại, lưu thông hàng hoá thuận tiện hơn, sản xuất được tạo đà phát triển. Bà con trong thôn còn tự bỏ công, góp tiền mua nguyên vật liệu để mở rộng, nâng cấp các đoạn đường nhánh, làm tường bao cho trường tiểu học Hoà Sơn B…
Chương trình xây dựng NTM đã mang đến cho thôn Bùi Trám một diện mạo tươi sáng với hạ tầng cơ sở hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Thôn nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Làng văn hoá, an ninh trật tự giữ vững, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 25 triệu đồng/người/năm 2015. Đến nay, thôn đã hoàn thành các tiêu chí góp phần đưa xã Hoà Sơn về đích NTM đúng lộ trình, trong đó nhiều tiêu chí ghi đậm dấu ấn vận động, huy động sức dân mà người nữ trưởng thôn Bùi Thị Dung luôn phát huy vai trò “đầu tàu gương mẫu”. Chọn cách “nói đi đôi với làm”, chị đã “thắp lửa” để phong trào Chung sức xây dựng NTM tỏa sáng ở chốn làng quê.
Bùi Minh
(HBĐT) - Đó là câu chuyện bền bỉ vượt khó của ông Đinh Văn Lưng, trưởng thôn xóm Bái, xã Phú Cường (Tân Lạc) với mô hình sản xuất gạch bi. Để có được nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm như hiện nay, ít ai biết rằng, trước đó ông và gia đình đã trải qua thời kỳ thiếu thốn trăm bề. Ấy thế mà, bằng sự nhanh nhạy, ham học hỏi và ý chí quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, ông đã gặt hái được những thành quả xứng đáng.
(HBĐT) - Đó là ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống, xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ). Mô hình sản xuất, kinh doanh mà gia đình ông kiên trì thực hiện trong nhiều năm là mô hình kinh tế trang trại tổng hợp với mức thu nhập đáng nể, bình quân trên 2 tỷ đồng/năm.
(HBĐT) - Năm 2014 là năm thứ 5 liên tục chi bộ Phòng Kế hoạch – Tài chính (Đảng bộ Sở GD&ĐT) giữ vững danh hiệu “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”, thành tích đó có phần đóng góp rất lớn của đồng chí Phan Văn Sỹ - Bí thư chi bộ.
(HBĐT) - Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, nhưng nhờ sự đam mê, sáng tạo và tích cực học hỏi anh Hoàng Chí Đại đã dần xây dựng và khẳng định được thương hiệu áo dài Quỳnh Hoa tổ 26 P.Phương Lâm TPHB trên đất Hòa Bình. Từ áo dài học sinh, áo dài công sở cho đến áo dài dạ hội, “thương hiệu” Quỳnh Hoa đã tạo dấu ấn qua chất vải, đường may và quan trọng hơn cả là khéo léo tôn lên nét đẹp của người phụ nữ.
(HBĐT) - Khuôn mặt sáng, đôi mắt lanh lợi, thông minh đó là ấn tượng đầu tiên khi được tiếp xúc với em Hà Yến Nhi - lớp 5A1, trường tiểu học Mai Hạ (huyện Mai Châu). Sinh ra trong một gia đình bố là bộ đội và mẹ là giáo viên. Bản chất vốn thông minh cộng thêm sự cần cù, chăm chỉ và được sự đầu tư, quan tâm đúng mực của thầy cô và gia đình, Yến Nhi ý thức được trách nhiệm của mình và không ngừng vươn lên trong mọi mặt.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Khải, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phú Cường (Tân Lạc) được người dân tin yêu, quý mến không chỉ là lãnh đạo của xã, nhiều năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao mà còn bởi sự nhiệt tình, gương mẫu trong công việc, đời sống. Trong những năm qua, đồng chí Khải luôn khắc sâu lời dạy của Bác “Lấy dân làm gốc”, vì thế các chương trình, hành động đề ra luôn sát dân, gần dân trên tinh thần “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”, từ đó kết quả thực hiện các chương trình góp phần xây dựng vùng quê Phú Cường ngày càng khởi sắc.