Anh Phùng Đình Thành, xóm Yên Hòa, Yên Lạc, Yên Thủy trao đổi về giống táo mới.

Anh Phùng Đình Thành, xóm Yên Hòa, Yên Lạc, Yên Thủy trao đổi về giống táo mới.

(HBĐT) - Đã nhiều năm “nổi danh” là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình trồng mía trắng luôn đạt “top” thu nhập trong xã. Tuy nhiên, năm 2015, anh nông dân Phùng Đình Thành, xóm Yên Hòa, xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy lại một lần nữa khiến những hội viên trong xã ngạc nhiên khi phá bỏ toàn bộ diện tích mía trắng để trồng vào đó hơn 700 gốc táo giống mới chưa từng xuất hiện trên thị trường Hòa Bình.

 

Sinh ra và lớn lên trong môt gia đình thuần nông, anh Thành “yêu đất”, theo như cách nói của anh là cả đời anh gắn bó với ruộng đất, chỉ cần nghe thấy ở đâu có người rao bán đất, nếu trong khả năng kinh tế có là anh bỏ tiền mua ngay. Chính vì yêu đất nên mặc dù có nhà gần đường, khu vực trung tâm của xã nhưng anh Thành nhất quyết không ở mà tự mình gây dựng một trang trại để ngày ngày có thể gắn bó với đất. Và trên mảnh đất ấy, anh đã rất nhiều lần thể hiện “máu liều” của mình. Từ những năm 90, khi mà người nông dân chỉ biết đến một năm 2 vụ lúa và bán sức lao động tại các thành phố lớn thì anh Thành đã tận dụng toàn bộ diện tích đất lúa một vụ của gia đình và thầu đất của các hộ bên cạnh để đầu tư làm ăn. Sau khi có đất, anh vay tiền ngân hàng đầu tư trồng mía và chăn nuôi bò. “ Lúc đó, vay ngân hàng để làm kinh tế là một điều rất lạ, bản thân tôi cũng rất lo lắng nhưng tôi nghĩ với hơn 2 ha đất, nếu không có vốn thì chỉ trồng manh mún mỗi thứ một chút thì cũng không nên tấm nên món gì nên tôi mạnh dạn vay tiền để đầu tư”, anh Thành tâm sự. Khi bắt đầu bỏ hom mía vào rãnh cũng là lúc anh dồn toàn bộ tâm sức cho công việc. Ngày nào vợ chồng anh cũng dành toàn bộ thời gian ở trang trại nhưng những công việc đó không thấm vào đâu với việc phải tự học, tự mày mò để tìm hiểu kỹ thuật. Từ những bệnh thường gặp trên cây mía rồi cách phòng bệnh cho đàn gia súc ra sao đều được anh đọc trên sách báo và qua những người bạn đồng thời tự rút kinh nghiệm của bản thân. Không chỉ gắn bó với cây mía, anh Thành cũng đã đi đầu thử nghiệm rất nhiều cây trồng mới trên chính mảnh đất của mình. “ Nghe ở đâu có cây trồng hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân là tôi tìm đến để học hỏi, nếu thấy phù hợp tôi muốn tiên phong để trồng thử nghiệm”, anh Thành tâm sự,.

 

Chính vì nhờ sự chăm chỉ chịu khó của mình, thành công đã đến với anh Thành. Đến nay gia đình anh đã gây dựng thành công mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp trồng mía, hoa màu và hơn 20 con bò, 40 con dê. Thu nhập bình quân hàng năm hơn 100 triệu đồng.

 

Tuy nhiên, thành công ấy không làm anh dừng lại. Cuối năm 2014, khi được người bạn trong Tây Ninh giới thiệu về giống táo đại có khả năng sinh trưởng và phát triển khỏe, chín vào dịp tết âm lịch, quả to, ăn giòn, ngọt mát rất được thị trường ưu chuộng, anh lập tức vào tận Tây Ninh học hỏi kỹ thuật và nhập hơn 700 gốc táo đại về trồng thử nghiệm trên toàn bộ diện tích vườn của gia đình. Cũng bắt đầu tư đó, anh mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp mới trong cách phòng chống dịch bệnh cho cây trồng như cách thức diệt ruồi vàng, phòng sâu róm hại hoa táo… Chính nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, giống táo đại đã sinh trưởng và phát triển tốt và đã cho thu quả ngay mùa đầu tiên với giá bán tại vườn 30 ngàn đồng/ kg. Táo chủ yếu được anh chuyển cho các thương lái ở Hà Nội. Ngoài ra, anh cũng đã liên kết với một sô nhà vườn có uy tín để có thể đưa táo của mình vào siêu thị.

 

Hiện nay, mô hình kinh tế của gia đình anh đã được nhiều nông dân đến học tập. Đang  là vụ đầu tiên cho thu hoạch nên chưa thể khẳng định mô hình sẽ thắng lợi tuy nhiên những nỗ lực của nông dân Phùng Đình Thành thực sự nhận được sự nể phục của nhiều hội viên nông dân trên địa bàn xã. Chính nhờ những con người luôn nỗ lực tiên phong như vậy đã “truyền lửa” cho  phong trào sản xuất kinh doanh giỏi xã Yên Lạc nói riêng, huyện Yên Thủy nói chung. 

                                                                                     

 

 

                                                                          Phương Linh

 

 

 

 

Các tin khác

Em Nguyễn Văn Tiến trong một buổi tự học ở nhà.
Mô hình trang trại chăn nuôi lợn thả mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng chí gia đình CCB Bùi Văn Đủi, xóm Mè, xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn.
Một góc vườn của gia đình ông Dương Quốc Lập,  xóm Lâm Trường, xã Trường Sơn (Lương Sơn).

Đinh Thị Thủy - nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Chị Đinh Thị Thủy ở xóm Mượt, xã Cun Pheo là một trong những điển hình nông dân vượt khó vươn lên làm giàu ở huyện Mai Châu. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, nhiều năm liền gia đình chị chỉ bám vào nghề nông để sống, thế nhưng cái nghèo vẫn luôn đeo bám, vợ chồng chị Thủy làm mọi việc từ cấy lúa, trồng màu, chăn nuôi đến đi làm thuê, làm mướn... để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Người đưa máy cấy mini về đồng ruộng

(HBĐT) - Đó là anh Nguyễn Thái Học ở phố Bưởi, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hạ Bì (Kim Bôi). ý tưởng cải tiến máy cấy của anh Học bắt đầu từ năm 2014, khi ấy, tại một số tỉnh, thành phố trong nước đã xuất hiện máy cấy của Hàn Quốc và sau đó là máy cấy thủ công của Trung Quốc.

Bùi Văn Lư – Người đảng viên tận tuỵ

(HBĐT) - “Là một con người mẫu mực, luôn năng động, nhiệt tình trong công việc, được người dân tin tưởng, tín nhiệm”, đó là những lời khen mà đồng chí Bạch Minh Huệ, Bí thư Đảng uỷ xã Nật Sơn dành cho ông Bùi Văn Lư, Bí thư chi bộ xóm Rộc ngay khi gặp chúng tôi.

Tấm lòng cô giáo miền xuôi “cõng chữ” lên non

(HBĐT) - Từ miền xuôi, cô giáo Tạ Thị Nhàn lên công tác tại điểm chi lẻ của trường mầm non xã Hang Kia (Mai Châu) vào năm 2009. Thử thách đầu tiên mà cho đến giờ cô vẫn nhớ như in đó là phải tự mình điều khiển xe máy vượt qua những mỏm đá mấp mô, trơn trượt, có đoạn không tránh được buộc phải lao lên đá mà đi. Lúc đó, cảm giác sợ hãi tột cùng, cô vừa đi, vừa khóc, vừa nghĩ làm sao có thể vượt qua con đường gian nan, nhọc nhằn này. Rồi cảm giác sợ hãi cũng qua khi trái tim ấm áp của cô bắt gặp ánh mắt trong veo, hồn nhiên của lũ trẻ khi đặt chân tới ngôi trường cũ kỹ còn bộn bề thiếu thốn.

Ông Nguyễn Sinh Châu - người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng

(HBĐT) - Cuộc vận động (CVĐ) toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC được xác định là CVĐ của thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới công tác mặt trận được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát huy các phong trào, CVĐ nhân dân. Tại huyện Yên Thủy, nhiều hộ gia đình đã tích cực hưởng ứng CVĐ với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó, điển hình là hộ gia đình ông Nguyễn Sinh Châu, xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) là một trong những hộ tiểu biểu trong hoạt động tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, XĐ-GN.

Gắn bó với người lao động trong gian khó

(HBĐT) - Trong thời điểm khó khăn nhất vẫn đảm bảo việc làm cho trên 40 lao động địa phương với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người /tháng. Luôn thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Trong SX-KD luôn chú trọng đảm bảo VSATLĐ và bảo vệ môi trường. Có nhiều hoạt động thiết thực góp phần xây dựng NTM và hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn xã nơi doanh nghiệp hoạt động SX-KD. Đó là Công ty TNHH MTV Phương Bắc tại xóm Cỏ, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, do ông Nguyễn Phương Bắc làm Giám đốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục