Giám đốc Công ty TNHH MTV Phương Bắc trên vườn bưởi mới trồng tại xóm Cỏ (Mỹ Thành - Lạc Sơn)
(HBĐT) - Trong thời điểm khó khăn nhất vẫn đảm bảo việc làm cho trên 40 lao động địa phương với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người /tháng. Luôn thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Trong SX-KD luôn chú trọng đảm bảo VSATLĐ và bảo vệ môi trường. Có nhiều hoạt động thiết thực góp phần xây dựng NTM và hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn xã nơi doanh nghiệp hoạt động SX-KD. Đó là Công ty TNHH MTV Phương Bắc tại xóm Cỏ, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, do ông Nguyễn Phương Bắc làm Giám đốc.
Thành lập và đi vào hoạt động năm 2008, vào thời điểm công nghiệp khai khoáng trên địa bàn huyện Lạc Sơn mới manh nha khôi phục, giá trị sản xuất công nghiệp thấp. Dưới sự chèo lái của Giám đốc Nguyễn Trọng Bắc, Công ty TNHH MTV Phương Bắc đã trụ vững và ngày càng phát triển. Với hoạt động chính là khai thác, kinh doanh than, doanh nghiệp luôn chăm lo đảm bảo an toàn trong sản xuất và đời sống cho người lao động. Chú trọng việc sử dụng lao động địa phương. Theo đó, từ khi đi vào SX-KD thu nhập của người lao động trong công ty bình quân đạt 5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, Công ty còn trang bị cho người lao động đầy đủ quần áo bảo hộ và các trang thiết bị an toàn lao động. Vì vậy, từ năm 2008 đến năm 2013 quá trình SX-KD đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ngoài tiền lương hàng tháng, công ty có bếp ăn tập thể phục vụ miễn phí cho người lao động hàng ngày. Đặc biệt, công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà nước, năm đầu tiên (2008) khi mới đi vào SX-KD đã nộp NSNN 280 triệu đồng và năm 2013 đã tăng lên 800 triệu đồng. Nhắc đến doanh nghiệp khai khoáng, nhất là khai thác than dường như ai cũng cũng lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhưng với Công ty TNHH MTV Phương Bắc thì thực sự có sự khác biệt, bởi xung quanh các điểm mỏ bốn mùa đều bạt ngàn màu xanh của keo tai tượng. Hệ thống đường xá được xây dựng quy củ, vừa phục vụ tốt SX-KD, vừa là điều kiện thuận lợi cho dân cư trên địa bàn đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ nông, lâm sản.
Giai đoạn khó khăn nhất của Công ty TNHH MTV Phương Bắc bắt đầu từ cuối năm 2013, sau khi giấy phép khai thác than hết thời hạn hoạt động. Việc xin cấp giấy phép thăm dò và khai thác khoáng sản đúng vào thời điểm các quy định của Nhà nước và luật pháp về quản lý, khai thác khoáng sản có nhiều thay đổi. Đến tháng 4/2015, Công ty đã được UBND tỉnh cấp giấy phép thăm dò khoảng sản và đó cũng mới chỉ là thủ tục ban đầu để Bộ TN-MT xem xét cấp Giấy phép khai thác trong giai đoạn mới.
Vậy là đã gần 3 năm qua, giám đốc Nguyễn Phương Bắc phải trăn trở, vật lộn để giữ được đội ngũ lao động đã gắn bó và được Công ty đào tạo trở thành những công nhân khai khoáng chuyên nghiệp. Bằng vốn liếng đã tích luỹ, giám đốc Nguyễn Phương Bắc quyết định mở một xưởng băm gỗ và thuê đất phát triển diện tích trồng keo lên tới 30 ha. Đặc biệt, người giám đốc này đã đến nhiều nơi để tìm hiểu, học hỏi và quyết định đầu tư cải tạo 15 ha đất rừng để trồng bưởi. Quyết tâm của ông đã được người lao động ủng hộ, hưởng ứng và đa số tình nguyện tiếp tục gắn bó với Công ty.
Cùng với những nỗ lực trong SX-KD, Công ty TNHH MTV Phương Bắc là doanh nghiệp có nhiều hoạt động thiết thực góp phần xây dựng NTM và hỗ trợ các hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn xã Mỹ Thành. Từ năm 2008 đến nay, thông qua UBND xã, mỗi năm Công ty hỗ trợ các gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 24 triệu đồng. Đồng thời, hỗ trợ hàng chục ca máy san ủi mặt bằng để xây dựng trường học, trạm y tế. Hỗ trợ vật liệu, tiền xây dựng cổng làng văn hóa, công trình phụ trợ của Trụ sở Đảng uỷ, UBND xã, mua giường phục vụ bệnh nhân; tặng quà cho các em thiếu niên, nhi đồng nhân dịp khai giảng năm học mới, 1/6, tết trung thu...
Từ kết quả SX-KD và những đóng góp hiệu quả, thiết thực cho cộng đồng dân cư, Công ty TNHH MTV Phương Bắc được UBND huyện, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu của huyện Lạc Sơn. Khó khăn vẫn còn ở phía trước, giờ đây lãnh đạo và tập thể người lao động Công ty TNHH MTV Phương Bắc thiết tha mong muốn các cấp, các ngành sớm hoàn tất các thủ tục và có cơ chế hỗ trợ phù hợp để những giếng than, rừng keo, vườn bưởi cùng tiếp tục đồng hành và phát triển trong giai đoạn mới.
Đức Phượng
(HBĐT) - Bằng nghị lực và niềm đam mê gà từ nhỏ, anh Bùi Văn Hợp, 27 tuổi ở xóm Bầu, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) đã trở thành ông chủ trẻ của trang trại gà với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
(HBĐT) - Làm giàu trên mảnh đất quê hương là khát vọng của không ít người, song với những thanh niên có ý chí, nghị lực vươn lên, khát khao ấy càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Gặp Trần Đức Nam, Bí thư chi Đoàn xóm Vỉnh, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc), chúng tôi thêm hiểu, thêm tin vào điều này.
(HBĐT) - Từ bốn đời nay gia đình bà Trần Thị Thảo ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn làm nghề bốc thuốc nam. Ban đầu là những bài thuốc do cụ nội của bà Thảo trong quá trình bốc thuốc cho các bệnh nhân đã tự mày mò nghiên cứu ra.
(HBĐT) - Lâu nay, việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả đối với nông dân là công đoạn khó nhọc, tiềm ẩn độc hại cho sức khỏe. Có một nhà nông từ thực tiễn sản xuất của chính gia đình mình đã tìm ra giải pháp cải tiến kỹ thuật xây bể chứa thuốc hình trụ. Cải tiến này không những làm gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV mà còn đảm bảo sức khoẻ con người, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ông là Phạm Văn Cường, nông dân khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong).
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Ban Dân vận Huyện ủy Kỳ Sơn, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Hữu Liệp ở xóm Vành, xã Mông Hoá. Năm nay 72 tuổi, nhưng ông Liệp vẫn hăng say làm kinh tế, trở thành một trong những điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của huyện.
(HBĐT) - Mô hình trồng dứa trái vụ của gia đình ông Trịnh Trọng Bình, ở xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (huyện Yên Thủy) đang được đánh giá cao bởi hiệu quả kinh tế rõ rệt. Với diện tích trên 6 ha, cây dứa trái vụ, loại cây có khả năng chịu hạn cao, ít sâu bệnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, sản phẩm dễ tiêu thụ và giá bán khá ổn định được gia đình ông Trịnh Trọng Bình duy trì và phát triển từ năm 2001 đến nay đã đem lại thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí. Đồng thời, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương theo thời vụ.