Mô hình trang trại chăn nuôi lợn thả mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng chí gia đình CCB Bùi Văn Đủi, xóm Mè, xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Vợ ốm gần chục năm trời, một mình chăm sóc 4 người con thơ dại, đàn trâu gần 20 con cũng lần lượt phải đem bán để lấy tiền thuốc thang cho vợ, đã có lúc CCB Bùi Văn Đủi, xóm Mè, xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn nghĩ mình trắng tay sau bao nhiêu năm vất vả miệt mài lao động. Nhưng rồi, với ý chí nghị lực của một người lính bộ đội cụ Hồ, một lần nữa ông lại bắt tay gây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn thả vườn để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Năm 1982, khi vừa tròn 18 tuổi, anh thanh niên Bùi Văn Đủi lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Sau 4 năm phục vụ trong quân ngũ, năm 1986, anh Đủi xuất ngũ về lại quê hương, cũng từ đó, anh tham gia nhiều hoạt động phong trào cơ sở, từ đội trưởng sản xuất, cho đến thư ký HTX… Tham gia hoạt động xã hội, bản thân anh Đủi cũng luôn trăn trở làm sao để phát triển kinh tế hộ gia đình trong điều kiện xã còn nhiều khó khăn. Nghĩ là làm, anh bàn với vợ mở xưởng xay xát ngay tại nhà cùng với đó là đầu tư chăn nuôi lợn để tận dụng lượng cám từ xay xát. Từ đó, gia đình anh luôn có hơn chục con lợn trong chuồng và thả rất nhiều gà, ngan. Có vốn tích lũy, anh bắt đầu mua trâu, bò về nuôi thêm. Nhờ chịu khó làm ăn mà ngay từ năm 1990, gia đình anh đã có gần 20 con trâu, một cơ sở xay xát, kinh tế ổn định. Từ những nỗ lực của anh, nhân dân xóm Mè đã tín nhiệm liên tục bầu anh làm Bí thư chi bộ, trưởng xóm, trưởng ban công tác mặt trận, chi hội trưởng CCB từ năm 1993 đến nay.
Năm 2009, khi chủ trương giao đất giao rừng được triển khai tại xã Bình Chân, những quả đồi dù cằn cỗi trơ trọi cũng phải được giao đến từng hộ dân. Tuy nhiên, khi đó nhân dân không mấy ai mặn mà bởi rất khó canh tác. Vậy là một lần nữa với vai trò là một Bí thư chi bộ xóm, ông Đủi tiên phong nhận về hơn 7 ha đất đồi cằn hoang hóa. “Khi nhận đất, tôi cũng có chút phân vân nhưng chủ trương của Đảng, Nhà nước đề ra, phải có người tiên phong thực hiện trước thì từ đó người dân mới đồng tình ủng hộ”, ông Đủi cho biết. Sau khi nhận đất, ông Đủi chuyển toàn bộ nhà, lợn, gà về nơi đất mới và quy hoạch lại khu đất của mình. Đầu tiên ông dành toàn bộ thời gian trong ngày để trồng tre làm hàng rào bảo vệ xung quanh và tiếp tục đào hào dẫn nước vừa ngăn không cho lợn đi quá xa và để thuận lợi nguồn tưới tiêu. Những chỗ đất thuận tiện nước tưới, ông cho trồng mía tím, trồng sắn, bao xung quanh ông rồng hơn 2 ha keo tai tượng, còn lại ông khoanh vùng thả lợn, ngan, gà.
Khi khu đất được quy hoạch ổn, gia đình ông thả 20 lợn mẹ bản địa để cung cấp giống nuôi lợn thịt. Đến nay, trung bình gia đình ông xuất hơn trăm con lợn thịt bản địa với giá bán trung bình 100 ngàn đồng/ kg. Ngoài ra, ông còn có thêm thu nhập từ mía tím và sắn cùng với keo tai tượng và chăn nuôi trâu, bò. Hiện nay, trung bình mỗi năm trang trại chăn nuôi của gia đình ông cho thu nhập từ 200 triệu đến 300 triệu đồng.
Với nỗ lực không mệt mỏi, CCB Bùi Văn Đủi là một trong những gương hội viên CCB tiêu biểu về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hiện nay, mô hình kinh tế của gia đình ông Đủi đang được cấp ủy Đảng, chính quyền xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn nhân rộng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho xã.
P.L
(HBĐT) - Từ miền xuôi, cô giáo Tạ Thị Nhàn lên công tác tại điểm chi lẻ của trường mầm non xã Hang Kia (Mai Châu) vào năm 2009. Thử thách đầu tiên mà cho đến giờ cô vẫn nhớ như in đó là phải tự mình điều khiển xe máy vượt qua những mỏm đá mấp mô, trơn trượt, có đoạn không tránh được buộc phải lao lên đá mà đi. Lúc đó, cảm giác sợ hãi tột cùng, cô vừa đi, vừa khóc, vừa nghĩ làm sao có thể vượt qua con đường gian nan, nhọc nhằn này. Rồi cảm giác sợ hãi cũng qua khi trái tim ấm áp của cô bắt gặp ánh mắt trong veo, hồn nhiên của lũ trẻ khi đặt chân tới ngôi trường cũ kỹ còn bộn bề thiếu thốn.
(HBĐT) - Cuộc vận động (CVĐ) toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC được xác định là CVĐ của thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới công tác mặt trận được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát huy các phong trào, CVĐ nhân dân. Tại huyện Yên Thủy, nhiều hộ gia đình đã tích cực hưởng ứng CVĐ với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó, điển hình là hộ gia đình ông Nguyễn Sinh Châu, xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) là một trong những hộ tiểu biểu trong hoạt động tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, XĐ-GN.
(HBĐT) - Trong thời điểm khó khăn nhất vẫn đảm bảo việc làm cho trên 40 lao động địa phương với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người /tháng. Luôn thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Trong SX-KD luôn chú trọng đảm bảo VSATLĐ và bảo vệ môi trường. Có nhiều hoạt động thiết thực góp phần xây dựng NTM và hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn xã nơi doanh nghiệp hoạt động SX-KD. Đó là Công ty TNHH MTV Phương Bắc tại xóm Cỏ, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, do ông Nguyễn Phương Bắc làm Giám đốc.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của ông Phạm Xuân Toàn, khu 5, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn). ông Toàn là một điển hình khắc phục hoàn cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Sau mấy năm tìm tòi, học hỏi nghiên cứu, bây giờ, gia đình ông đã có một cơ ngơi khá ổn định và phương thức làm ăn đa dạng từ trồng nấm kết hợp với chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Với 4ha rừng đồi, chăn thả 260 con lợn rừng, lợn bản địa, trang trại lợn rừng Thuận Linh của gia đình anh Hoàng Văn Thuận, xóm Quê Sụ, xã Cao Răm (Lương Sơn) nổi tiếng khắp vùng về gia đình chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ vậy, gia đình anh còn có uy tín về chăn nuôi lợn rừng chất lượng, lợn “chuẩn rừng”, là đầu mối cung cấp cho các nhà hàng đặc sản và các đầu mối thu mua ở Hà Nội.
(HBĐT) - “Muốn làm tốt công tác dân vận phải có lòng nhiệt tình, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Biết lắng nghe và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động gia đình người thân và cộng đồng xã hội thực hiện và chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Dân vận khéo sẽ quyết định sự thành công trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển K T – XH”.