Ông Phạm Văn Chiến (bên phải), xóm Nam Sơn 2 trao đổi với cán bộ xã Thu Phong (Cao Phong) về vận động người dân tham gia hiến đất xây dựng NTM.
(HBĐT) - Mặc dù đã hơn 60 tuổi nhưng ông Phạm Văn Chiến, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn sôi nổi với việc làng, việc xóm. Là một trong những hộ hiến đất nhiều nhất của xã trong xây dựng NTM, ông và gia đình luôn thấy vui với những đóng góp của mình cho sự đổi thay của làng xóm.
Định cư tại xóm Nam Sơn 2 từ những năm 70 của thế kỷ trước, sau khi nghỉ công tác tại Lâm trường Kỳ Sơn, năm 1993, ông Phạm Văn Chiến tham gia công tác ở chi hội nông dân xóm. Bằng sự năng nổ, nhiệt tình, ông luôn nỗ lực vì sự phát triển của xóm. Năm 2003, ông được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ. Dù ở vị trí công tác nào ông cũng là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo. ông và gia đình luôn gương mẫu, đi đầu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của xóm. Đặc biệt khi Nhà nước có chủ trương vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM, với suy nghĩ “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, ông đã vận động gia đình hiến gần 1.000 m2 đất để làm đường GTNT. ông chia sẻ: “Không có sự vận động nào tích cực hơn là hành động, việc làm thực tế của mình”. Làm theo ông, hàng trăm hộ dân trên địa bàn xóm Nam Sơn 2 nói riêng và xã Thu Phong nói chung đã cùng một tâm nguyện xây dựng xóm ngày càng phát triển. Việc làm của ông đã tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng dân cư. Vì thế, việc hiến đất làm đường GTNT trên địa bàn xã Thu Phong không gặp trở ngại từ người dân.
Đưa chúng tôi đi trên con đường bê tông vững chắc, ông Chiến không giấu nổi niềm vui: “Từ ngày có con đường to đẹp này, xóm chúng tôi như được khoác lên mình chiếc áo mới. Hạ tầng giao thông được quan tâm, đầu tư, nâng cấp và xây mới đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển KT-XH”. Ngoài tham gia công tác xã hội, gia đình ông còn đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp. Dẫu biết nghề nông vất vả và phụ thuộc phần nhiều vào thời tiết, song ở một vùng quê còn nghèo và không có nghề phụ như Nam Sơn 2 thì khoản thu gần 200 triệu đồng mỗi năm của gia đình ông cũng đủ để trang trải cho cuộc sống của gia đình.
Năm 2015, thu nhập bình quân tính theo đầu người của xóm đạt 21 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,82%. KT-XH phát triển, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao. Hơn 10 năm nay, năm nào gia đình ông cũng được UBND xã Thu Phong tặng giấy khen gia đình văn hóa tiêu biểu. Đặc biệt, năm 2015, ông vinh dự được UBND huyện Cao Phong tặng giấy khen vì đã có thành tích trong công tác xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015.
Đến nay, xã Thu Phong đã về đích trong xây dựng NTM. Cá nhân tiêu biểu như ông Phạm Văn Chiến là những nhân tố quan trọng trong sự phát triển ở cơ sở và cần được nhân rộng.
Minh Tuấn
(Đài Cao Phong)
(HBĐT) - Đã trải qua 29 năm công tác nhưng có tới 19 năm gắn bó với công tác thanh tra và kiểm tra Đảng. Sau khi tốt nghiệp đại học Tài chính, chị Bùi Thị Thu (ảnh) được tiếp nhận về làm cán bộ Ban Kế hoạch - UBND huyện Yên Thủy, rồi làm kế toán trưởng, trưởng cửa hàng thương nghiệp tổng hợp huyện, ở lĩnh vực công tác nào chị cũng thể hiện là một người khiêm nhường, đức độ, nghiêm túc và tận tụy.
(HBĐT) - Vợ ốm gần chục năm trời, một mình chăm sóc 4 người con thơ dại, đàn trâu gần 20 con cũng lần lượt phải đem bán để lấy tiền thuốc thang cho vợ, đã có lúc CCB Bùi Văn Đủi, xóm Mè, xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn nghĩ mình trắng tay sau bao nhiêu năm vất vả miệt mài lao động. Nhưng rồi, với ý chí nghị lực của một người lính bộ đội cụ Hồ, một lần nữa ông lại bắt tay gây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn thả vườn để phát triển kinh tế hộ gia đình.
(HBĐT) - Không chỉ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ông Dương Quốc Lập, bí thư chi bộ xóm Lâm Trường, xã Trường Sơn (Lương Sơn) còn là một trong những người đi đầu trong phát triển kinh tế trang trại, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm...
(HBĐT) - Chị Đinh Thị Thủy ở xóm Mượt, xã Cun Pheo là một trong những điển hình nông dân vượt khó vươn lên làm giàu ở huyện Mai Châu. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, nhiều năm liền gia đình chị chỉ bám vào nghề nông để sống, thế nhưng cái nghèo vẫn luôn đeo bám, vợ chồng chị Thủy làm mọi việc từ cấy lúa, trồng màu, chăn nuôi đến đi làm thuê, làm mướn... để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
(HBĐT) - Đó là anh Nguyễn Thái Học ở phố Bưởi, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hạ Bì (Kim Bôi). ý tưởng cải tiến máy cấy của anh Học bắt đầu từ năm 2014, khi ấy, tại một số tỉnh, thành phố trong nước đã xuất hiện máy cấy của Hàn Quốc và sau đó là máy cấy thủ công của Trung Quốc.
(HBĐT) - “Là một con người mẫu mực, luôn năng động, nhiệt tình trong công việc, được người dân tin tưởng, tín nhiệm”, đó là những lời khen mà đồng chí Bạch Minh Huệ, Bí thư Đảng uỷ xã Nật Sơn dành cho ông Bùi Văn Lư, Bí thư chi bộ xóm Rộc ngay khi gặp chúng tôi.