Ông Bùi Văn Châu ở xóm Ao Chúa, xã Cư Yên (Lương Sơn) đang chăm sóc diện tích vườn cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Châu ở xóm Ao Chúa, xã Cư Yên (Lương Sơn) là một trong những người tiêu biểu trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Hiện nay, diện tích vườn của gia đình ông trồng nhiều các loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao như bưởi Diễn, chanh đào… Với mức thu nhập 250- 300 triệu đồng/năm. Từ các mô hình phát triển kinh tế, đời sống của gia đình ông từng bước được cải thiện rõ rệt.
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, ông Châu đã cải tạo diện tích đất vườn tạp của gia đình, nhân rộng và phát triển lên 1 ha trồng các loại cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, vườn gia đình ông trồng khoảng 100 cây bưởi Diễn, trung bình mỗi năm gia đình ông thu về từ 150- 200 triệu đồng. Nhận thấy trong những năm gần đây, cây chanh đào được thị trường ưa chuộng bởi có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, ông Châu đã sử dụng diện tích đất vườn của gia đình trồng 300 cây chanh đào, trung bình 1 cây thu hoạch được 1 tạ quả, với mức giá ổn định 30.000 đồng/kg, năm 2015 gia đình ông thu về 50- 60 triệu đồng.
Chưa dừng lại ở đó, với đức tính cần cù chịu khó, ham học hỏi, ông Châu còn chú trọng phát triển chăn nuôi, đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường, phục vụ nhu cầu sản xuất. Trung bình hằng năm gia đình ông cho xuất từ 2- 3 lứa lợn, mỗi lứa 10- 20 con, với mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ này gia đình ông cũng thu về được 40 triệu đồng/năm.
Ông Châu cho biết: “Nhận thấy nhiều người dân ở các xã bạn phát triển các mô hình kinh tế cho hiệu quả kinh tế cao, tôi đã tận dụng diện tích đất vườn của gia đình để trồng các loại cây ăn quả có múi nhằm xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Để có được thành công cần có nhiều yếu tố, quan trọng nhất là phải áp dụng được KH-KT vào sản xuất, nâng cao năng suất. Đặc biệt, cần chịu khó tham khảo kiến thức qua sách báo, mạng internet và học hỏi những người đi trước để ngăn ngừa, phòng chống các loại dịch bệnh”.
Không chỉ phát triển kinh tế giỏi, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Văn Châu còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể do chính quyền xã tổ chức như Hội người cao tuổi, câu lập bộ thể thao bóng chuyền hơi. Trong cuộc sống ông là người giản dị, hòa nhã với mọi người, là tấm gương sáng để nhân dân trong xã noi theo. Ngoài ra, ông Châu thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn tận tình người dân trong xã có nhu cầu phát triển các mô hình đem lại thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.
Đồng chí Nguyễn Đức Thân, Chủ tịch UBND xã Cư Yên cho biết: “Ông Nguyễn Văn Châu là một trong những người đi đầu trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều năm liên tiếp ông được nhận giấy khen của UBND huyện Lương Sơn vì đã có thành tích trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời gia đình ông là gia đình tiêu biểu trong xã, sống đoàn kết, hạnh phúc, 5 năm liền đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Chính quyền xã khuyến khích nhân dân noi gương ông Châu, mạnh dạn phát triển các mô hình kinh tế, góp phần phát triển chung kinh tế xã nhà”.
Đức Anh (CTV)
(HBĐT) - 3 lần tôi hẹn gặp để cùng đến với cơ sở, tiếp xúc với dân, cảm nhận những tình cảm chân thành, trọng thị mà người dân dành cho ông nhưng đều không thành. Những người quen biết và từng đồng hành với ông cho tôi một lời lý giải: Ông ấy quá bận rộn! Một phần là vì trách nhiệm, một phần là vì dòng nhiệt huyết trong ông luôn tuôn chảy, dẫu sức trẻ đã giảm sút. Ông là vậy, thế nên trong khối cơ quan đoàn thể huyện Mai Châu bấy lâu đã lan truyền câu cửa miệng “ ở đâu có việc khó, ở đó có ông Mè”! Ông Mè ấy có tên đầy đủ là Vì Văn Mè, Chủ tịch ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Ở tuổi lục tuần, sau khi nghỉ hưu, ai cũng bảo ông ở nhà nghỉ ngơi vui vầy với con cháu nhưng ông không nghĩ vậy. Ông rời Thủ đô phồn hoa mang giống bưởi đặc sản nơi mình sinh ra để lên vùng đất Hòa Bình gây dựng cơ nghiệp và cũng để lưu tồn giống bưởi quý quê hương. Sau hơn 10 năm, ông đã làm được như vậy.
(HBĐT) - Đó là chị Trần Thị Thực, phó Bí thư chi bộ, trưởng xóm Tây Sơn, xã Tây Phong (Cao Phong). Ngay từ khi còn là thanh niên, chị đã hăng hái tham gia các hoạt động đoàn thể từ chi đoàn, đến hội phụ nữ rồi nay là trưởng xóm. Dù ở bất cứ cương vị nào, chị cũng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và được nhân dân trong xóm tin tưởng, tín nhiệm.
(HBĐT) - Gắn bó với Đội chứng minh - hộ khẩu thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an tỉnh gần 17 năm, thiếu tá Hà Thu Hiền (ảnh) với vai trò là Đội trưởng luôn hết lòng tận tụy với công việc, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Để phòng, chống tham nhũng (PCTN), thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một xã vùng sâu với trình độ dân trí còn nhiều hạn chế thì vấn đề đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là nâng cao sự hiểu biết của người dân, cán bộ đóng vai trò then chốt.
(HBĐT) - Anh Trần Văn Tuấn, phóng viên Báo Đời sống pháp luật vừa gửi thư cảm ơn tới Giám đốc Công an tỉnh bày tỏ lòng biết ơn hành động nhặt được của rơi, trả lại người mất của đồng chí Nguyễn Việt Anh, cán bộ Đội tuần tra cơ động Công an TP. Hòa Bình.