Vợ chồng thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn, tổ 26, phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) phát triển nghề chẻ tăm ổn định cuộc sống gia đình.

Vợ chồng thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn, tổ 26, phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) phát triển nghề chẻ tăm ổn định cuộc sống gia đình.

(HBĐT) - Vào những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi có dịp đến thăm thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn, trú tại tổ 26, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình), nghe ông kể về một thời hoa lửa thời kỳ mà giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Về với cuộc sống đời thường, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Tuấn luôn phát huy truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, khắc phục mọi khó khăn, gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động của địa phương.

 

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ ven quốc lộ 6, những kỷ niệm thời kỳ quân ngũ được vợ chồng ông cùng nhau kể lại như lật lại những trang nhật của cuộc đời không thể nào quên. Ngày 29/5/1972, chàng trai trẻ Nguyễn Ngọc Tuấn ở thị trấn Suối Rút (Đà Bắc) lúc đó chưa đầy 20 tuổi tình nguyện lên đường nhập ngũ vào Tiểu đoàn 687, Trung đoàn 1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 3. ông Tuấn kể: Sau khi huấn luyện tăng tốc chưa được 1 tháng, tôi và đồng đội nhận lệnh đi B vào chiến trường miền Đông. Sau gần 6 tháng hành quân, chúng tôi mới vào đến chiến trường. Lúc đó, chiến trường rất ác liệt, tham chiến được 1 thời gian là ký Hiệp định Pari, ngừng tiếng súng trong vòng 1 tháng. Tiếp đó, tôi là bộ binh tiếp tục chiến đấu qua nhiều trận đánh. Vào trận đánh tháng 9/1974, cả tiểu đoàn còn 8 người, giằng co với địch để giữ trận địa đến ngày thứ 6 thì mất. Tôi bị thương nặng ở đầu, bụng, lưng, chân với hơn 30 mảnh đạn nhỏ to và bị địch bắt ở trận địa Bến Cát- Bình Dương. Lúc đó, tôi bị thương nặng bất tỉnh địch thấy tôi còn sống đưa về Bình Dương. Địch tra tấn dã man, ép chiêu hồi nhưng tôi và đồng đội chỉ chấp nhận làm tù binh, đòi trao trả về mặt trận dân tộc. Không ép được chúng tôi, địch đưa về trại giam Cần Thơ. Đến cuối năm 1974, nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng, Ngụy rệu rã, tôi và đồng đội ép trưởng trại giam Cần Thơ mở kho súng, đạn, phá nhà tù và chiếm hầu hết những cơ quan chủ chốt ở Cần Thơ. Lúc đó, lực lượng Quân khu 9 tiếp quản Cần Thơ. Sau đó, chúng tôi về lại đơn vị cũ - Sư đoàn 9.  

Theo ông Tuấn, từ cuối năm 1974, gia đình đã nhận được báo tử của ông. Đến năm 1977, khi thấy ông trở về, người thân, bạn bè mừng vui khôn tả. Phục viên về địa phương, ông tham gia làm Bí thư Đoàn xã, ban chủ nhiệm HTX. Sau này, xây dựng thuỷ điện Hòa Bình, ông xây dựng kinh tế ở thị trấn Suối Rút- Mai Châu. Đến năm 1979, ông mới xây dựng gia đình. Đến năm 1983, gia đình ông chuyển xuống Kỳ Sơn phát triển kinh tế. Năm 1987 chuyển về phường Đồng Tiến. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, gia đình ông bắt đầu bằng nghề chẻ tăm, mây - tre đan, rồi chẻ tăm xỉa. Sau này vợ chồng ông dạy nghề chẻ tăm, bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động ở xã Hiền Lương (Đà Bắc); xóm Máy, xã Hòa Bình, xã Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong)  ông Tuấn cho rằng, chẻ tăm không phải là nghề làm giàu nhưng ông vui vì đã tạo việc làm, tăng thu nhập lúc nông nhàn, rảnh rỗi bằng nguyên liệu sẵn có cho nhiều người dân. Đầu ra tăm sơ chế của gia đình trải khắp các tỉnh miền Bắc. Nhờ nghề tăm mành, cuộc sống gia đình ông đã ổn định.      

ông Tuấn cho biết thêm: Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều sự quan tâm đối với gia đình người có công. Trước đây, gia đình thiếu vốn, Ngân hàng CSXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi vay vốn phát triển sản xuất. Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết. Hiện nay, tôi được hưởng đầy đủ, kịp thời các chế độ thương binh, da cam, tù đày. Đất nước đã độc lập, dẫu vết thương chiến tranh vẫn đeo đẳng nhưng ông Tuấn vẫn luôn phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ vươn lên khẳng định mình, sống và làm việc có ích cho gia đình, xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

 

                                                                                     PV

 

Các tin khác

Ông Vì Văn Mè luôn là người sát sao trong công việc  và dành nhiều nỗ lực để xây dựng và phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Ông Nguyễn Viết Chiểu bên vườn bưởi đang ra hoa.
Chị Trần Thị Thực tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây cam. Ảnh: Chị Thực đang chăm sóc vườn cam hơn 500 gốc tại vườn của gia đình

Cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã Do Nhân tiên phong phòng, chống tham nhũng

(HBĐT) - Để phòng, chống tham nhũng (PCTN), thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một xã vùng sâu với trình độ dân trí còn nhiều hạn chế thì vấn đề đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là nâng cao sự hiểu biết của người dân, cán bộ đóng vai trò then chốt.

người tốt - việc tốt: Trả lại người dân tài sản bị mất

(HBĐT) - Anh Trần Văn Tuấn, phóng viên Báo Đời sống pháp luật vừa gửi thư cảm ơn tới Giám đốc Công an tỉnh bày tỏ lòng biết ơn hành động nhặt được của rơi, trả lại người mất của đồng chí Nguyễn Việt Anh, cán bộ Đội tuần tra cơ động Công an TP. Hòa Bình.

Ông Bùi Văn Sượn – Người tiên phong trồng dó trầm ở Yên Lập

(HBĐT) - Hiện nay trên toàn huyện Cao Phong chủ yếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây có múi. Tuy nhiên, khi đến với Yên Lập ai cũng phải nhắc đến gia đình Ông Bùi Văn Sượn xóm Ngãi xã Yên Lập là người tiên phong trong việc chuyển đổi diện tích đất đồi từ làm nương rẫy trồng sắn, trồng ngô đem lại hiệu quả kinh tế thấp đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây dó trầm.

Lương y Bùi Văn Phượng hết lòng vì sức khỏe cộng đồng

(HBĐT) - Trung bình mỗi năm lương y Bùi Văn Phượng (ảnh), xã Yên Trị (Yên Thủy) khám - chữa bệnh miễn phí cho khoảng 150 - 200 bệnh nhân với giá trị tiền thuốc lên tới 40 - 50 triệu đồng. Nhờ tấm lòng vì cộng đồng của lương y, nhiều bệnh nhân thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, người tàn tật, thương bệnh binh... đã được ông cứu sống.

Bùi Văn Òn - đảng viên làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Không chỉ là đảng viên gương mẫu được nhân dân trong xã tín nhiệm, quý mến, ông Bùi Văn Òn ở xóm Mát, xã Nật Sơn (Kim Bôi) còn là người đi đầu trong phát triển kinh tế hộ gia đình qua phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm...

Phó Chủ tịch UBND xã xây nhà đọc sách miễn phí phục vụ nhân dân

(HBĐT) - Từ sự gợi ý của Giáo sư sử học Lê Văn Lan, nhà đọc sách miễn phí của đồng chí Bùi Phi Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trị được xây dựng từ năm 2014 là mô hình nhà đọc sách miễn phí đầu tiên trên địa bàn huyện Yên Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục