Giâm cành: Cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 15 cm, bỏ hết lá, cắm nghiêng xuống đất ẩm, đầu cành chồi lên khoảng 5 cm. Sau một thời gian, cành ra rễ và phát triển thành cây mới. Phương pháp này dễ làm nhưng nhược điểm là tỷ lệ cành giâm bị chết cao.
Chiết cành: Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền cho nhiều loại cây ăn quả. Cách làm như sau: cắt một khoanh vỏ dài 3 - 4 cm trên cành định chiết, cạo hết thượng tầng, để se khô, bọc đất xung quanh, khi ra rễ cắt khỏi cây mẹ sẽ được một cây mới. Lưu ý chọn cây mẹ khỏe, cành chiết đủ tiêu chuẩn, tuổi cành khoảng 2 - 3 năm, thời vụ chiết khoảng tháng 3 - 4, hạ bầu tháng 5 - 6. Vụ thu thì chiết vào tháng 8 - 9, hạ bầu vào tháng 10 - 11.
Ghép: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất, khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp gieo hạt, giâm cành, chiết cành và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Tuy nhiên, để có được cây giống tốt, cầm làm tốt những công việc: trong sản xuất gốc ghép, giống cây gốc ghép là bưởi chua hoặc chấp. Vườn ươm nhân giống phải cách xa vùng bệnh vàng lá cam, quýt. Cây gốc ghép cần giữ trong điều kiện cách ly nguồn bệnh. Trong tuyển chọn cây mẹ ưu tú để lấy mắt ghép phải chọn cây mẹ ít nhất đã có 5 năm cho quả, sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, ổn định, chất lượng quả ngon, đặc biệt không nhiễm bệnh vàng lá. Chỉ lấy những mắt trên các cành khỏe, lấy mắt ở phần giữa cành dài khoảng 20 cm cho 5 – 6 mắt ghép. Thời vụ ghép thuận lợi là các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9 khi thời tiết khô ráo. Phương pháp ghép phổ biến là ghép chữ T hoặc ghép mắt dạng mảnh. Khi cây có 2-3 cành cấp 1, chiều cao thân chính từ 40-60 cm và sinh trưởng tốt, không bị bệnh vàng lá mới đem đi trồng.
B.M (tổng hợp)
(HBĐT) - Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nhờ phát huy nội lực cũng như sự đồng lòng của nhân dân, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) đã hoàn thành 16 tiêu chí. Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã đang gấp rút tập trung các giải pháp hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích đúng lộ trình vào năm 2018. Trung Minh là xã cửa ngõ TP. Hòa Bình, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT- XH. Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã có những lợi thế nhất định như: đường giao thông thuận lợi cho việc mua bán và trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển KT -XH. Xã có nguồn lao động dồi dào, là lợi thế để phát triển các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, CN-TTCN.
Viết về chủ đề “Hòa Bình chung sức xây dựng NTM” trên Báo Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2016
Viết về chủ đề Xây dựng nông thôn mới trên Báo Hoà Bình năm 2013 - 2014
Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định trích 95,1 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2007 để hỗ trợ cho các địa phương phục vụ công tác chống hạn vụ Xuân 2007.