Hoà Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc có 6 dân tộc chính (Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông) cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 64%. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng. Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh đã đạt nhiều kết quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống.
Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh được tổ chức góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Ảnh chụp tại Lễ hội chùa Kè, xã Phú Vinh (Tân Lạc).
Mường Bi – Tân Lạc là một trong những điển hình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Mường. Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện chia sẻ: Huyện uỷ, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó phải kể đến Chỉ thị số 07-CT/HU, ngày 22/10/2016 của Huyện uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Mo Mường trên địa bàn huyện Tân Lạc”; Nghị quyết "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”. UBND huyện ban hành Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”. Đặc biệt, ngày 14/6/2024, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 – 2030. Nhờ đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch đã tạo được những điểm nhấn, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong và ngoài tỉnh. Cụ thể như Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường được tổ chức với quy mô cấp tỉnh trong 2 năm 2023, 2024 tại xóm Luỹ Ải, xã Phong Phú. Bản Mường cổ Luỹ Ải từ lâu đã được nhiều du khách biết đến và gần đây là du lịch các xã vùng cao Vân Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông…
Hoà Bình là tỉnh có trên 74% người DTTS. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đặc biệt chú trọng. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Trong đó phải kể đến Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ của về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo UBND tỉnh ban hành Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc Mường và nền "Văn hoá Hòa Bình” giai đoạn 2023 - 2030; Đề án nhằm bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá DTTS trong tỉnh gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu vùng đất, con người Hòa Bình; xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần phát triển KT-XH.
Đồng chí Quách Thị Kiều, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Điểm nhấn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các DTTS là tỉnh đã tiến hành Chương trình tổng kiểm kê toàn bộ di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 786 di sản văn hoá phi vật thể, gồm các loại hình: tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng… Tỉnh đã có 5 di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia: Mo Mường, Nghệ thuật Chiêng Mường, Tri thức dân gian Lịch tre dân tộc Mường, Lễ hội truyền thống Khai hạ của người Mường Hòa Bình, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng loóng của người Thái huyện Mai Châu. Các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, đề án, kế hoạch và triển khai thực hiện phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở KH&CN phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng Bộ chữ dân tộc Mường. Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Nhằm đưa Bộ chữ dân tộc Mường vào đời sống, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Mường, tỉnh đã chỉ đạo tổ chức biên soạn các tài liệu: "Hướng dẫn dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường”, "Tiếng Mường cơ sở”, "Đọc, hiểu tiếng Mường” để triển khai đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân vùng đồng bào Mường sinh sống; biên soạn Từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND, ngày 8/6/2019 phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh. Sở GD&ĐT đã tổ chức các lớp đào tạo để xây dựng đội ngũ chuyên gia cốt cán dạy tiếng Mường. Huyện Lạc Thủy xây dựng 10 mô hình "Vận dộng, thuyết phục cán bộ cơ sở có đông đồng bào dân tộc Mường biết nói tiếng Mường”… Bên cạnh đó, triển khai Đề án bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã và đang có nhiều giải pháp vận động cán bộ, hội viên, Nhân dân mặc trang phục dân tộc trong những dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm. Vận động học sinh, sinh viên các trường mặc trang phục dân tộc trong các buổi chào cờ, hoạt động văn hoá, văn nghệ…; cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp, người dân hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh mặc trang phục dân tộc. Qua đó, tạo ấn tượng với bạn bè, du khách khi đến tỉnh Hòa Bình.
Hương Lan
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024 của Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư những nơi cần thiết, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh là 68,259 tỷ đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 10 dự án thành phần. Tại tỉnh Hòa Bình, một trong những dự án giải ngân hiệu quả, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc là Dự án 4 - đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc.
Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một trong những "trụ cột” quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Thời gian qua, để tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), bên cạnh định hướng, đầu tư tạo ra nguồn hàng hóa dồi dào, ổn định cho bà con, tỉnh Hòa Bình còn tăng cường kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại. Qua đó tiếp sức cho sản phẩm hàng hóa của đồng bào DTTS vươn xa.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024 Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 361,378 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực dân tộc.
Tiếp tục thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, 9 tháng năm 2024, Hội Nông dân (HND) các cấp tỉnh Hoà Bình đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức 171 lớp nghề may công nghiệp, thêu, mây giang đan, nấu ăn, điện dân dụng, chăn nuôi... cho 4.423 hội viên nông dân các dân tộc trong tỉnh; tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 3.990 hội viên đã học nghề.