(HBĐT) - Để nâng cao thu nhập cho nông dân, thời gian qua, huyện Lạc Sơn nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, phát huy vai trò của các HTX trong việc tạo lập, xây dựng các chuỗi liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản theo hướng hàng hoá, an toàn và bền vững. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ trong nông nghiệp càng phát huy được thế mạnh, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp, tiêu thụ kịp thời nông sản, đảm bảo chất lượng sản phẩm...


Thành viên Hợp tác xã nông nghiệp xanh Hiếu Thịnh, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) trồng gừng nguyên liệu theo đơn đặt hàng để tiêu thụ theo hợp đồng đã ký kết.

HTX nông nghiệp xanh Hiếu Thịnh, xã Nhân Nghĩa hiện có khoảng 15 ha trồng rau an toàn và chăn nuôi. Trong đó, mô hình liên kết sản xuất rau an toàn quy mô 8 ha, giá trị thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/vụ. Ông Hà Tiến Thạo, Giám đốc HTX cho biết: Những năm gần đây, HTX liên kết với doanh nghiệp của Hàn Quốc sản xuất bí đỏ, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, từ 2 năm trước, HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ gừng và chuối tiêu hồng với Công ty TNHH Pacific, bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do đó, HTX dự kiến mở rộng thêm vùng nguyên liệu để đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu của đơn vị thu mua trong thời gian tới.

Xác định sản xuất nông nghiệp có giá trị lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, thời gian qua, huyện tích cực vận động, hướng dẫn nông dân các xã, thị trấn tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao chất lượng, năng suất các loại cây trồng chủ lực; tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất... Từ đó, toàn huyện dần hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm như: Vùng liên kết sản xuất, tiêu thụ bí đỏ, mướp đắng lấy hạt tại các xã Quyết Thắng, vùng Cộng Hoà; chuỗi liên kết tiêu thụ gà Lạc Sơn ở xã Chí Thiện; chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ gà Hương Nhượng; vùng sản xuất ớt Rẽ của HTX nông nghiệp, dịch vụ tổng hợp Phú Lương (xã Quyết Thắng)... Cùng với đó, có 41 doanh nghiệp, HTX đầu tư vào liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện như: Công ty Tân Lộc Phát, HTX nông nghiệp Huy Tuấn, HTX cung ứng giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo, Công ty CP chăn nuôi T&T 159, HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng...

Năm 2021, huyện liên kết tiêu thụ sản phẩm trên 500 ha với các loại cây họ bầu, bí, dưa chuột bao tử, dược liệu, ớt, sắn... Đánh giá kết quả thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hiện, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện. Từ cuối năm 2021, Bộ NN&PTNT đã có định hướng cho đề án đầu tư xây dựng xưởng sơ chế, kho lạnh bảo quản nông sản trên địa bàn huyện. Đồng thời hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông để đảm bảo việc phát triển vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Để đề án được triển khai thuận lợi trong thời gian tới, huyện đã, đang thực hiện những giải pháp nhằm tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đang được các địa phương quan tâm thực hiện giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thuận lợi đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, tạo vùng nguyên liệu và ổn định đầu ra cho sản phẩm. Từ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với HTX, doanh nghiệp đã tạo ra bước đột phá quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, đa phần các cây trồng thực hiện liên kết sản xuất vẫn nhỏ lẻ, chưa thu hút được người dân tự nguyện tham gia. Do đó, trong năm nay, huyện tiếp tục tận dụng các thế mạnh về đất đai, nguồn lao động, chỉ đạo ngành nông nghiệp, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nông dân phối hợp các HTX thực hiện tốt các chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.


Thu Hằng


Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục