(HBĐT) - Vượt lên những thách thức do sự bất thuận của thời tiết, dịch Covid-19, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... Cùng với sự chỉ đạo sản xuất đồng bộ, chặt chẽ của tỉnh và ngành nông nghiệp, nông dân trong tỉnh đã nỗ lực hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2022 và đạt nhiều kết quả quan trọng.


Nông dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) thu hoạch lúa vụ xuân.

Có mặt tại cánh đồng lúa xã Kim Bôi (Kim Bôi) những ngày đầu tháng 6, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng, hối hả thu hoạch lúa của bà con nông dân. Những bông lúa chín vàng trĩu hạt là minh chứng cho một vụ đông xuân được mùa. Trên khuôn mặt rạng rỡ nụ cười, bà Bùi Thị Lương, xóm Gò Khánh, xã Kim Bôi chia sẻ: Vụ đông xuân này, gia đình tôi gieo cấy 1.000 m2 lúa, chủ yếu là giống lúa tạp giao. Nhờ thực hiện tốt khâu chăm sóc, tuân thủ lịch thời vụ và kịp thời xử lý dịch hại với sự hướng dẫn của cán bộ địa phương, vì vậy có thể nói năm nay lúa được mùa. 

Không riêng nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tại các địa phương trong tỉnh như Lạc Thủy, Lạc Sơn, Lương Sơn... nông dân cũng rất phấn khởi vì năng suất lúa vụ này đạt cao. Vụ đông xuân 2021 - 2022, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 65,74 nghìn ha, đạt 104,3% kế hoạch. Trong đó, cây lương thực có hạt 34,35 nghìn ha, tổng sản lượng ước đạt 17,9 vạn tấn. Toàn tỉnh chuyển đổi được trên 1.300 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu như: Bí đỏ, dưa hấu, ngô, dưa chuột... Thời điểm này, các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa và các loại cây màu vụ xuân để kịp thời giải phóng đất, chuẩn bị cho sản xuất vụ hè thu.

Theo đánh giá của Sở NN& PTNT, vụ đông xuân 2021 - 2022 thời tiết thuận lợi, nguồn nước cơ bản đảm bảo cho sản xuất, nông dân tranh thủ điều kiện thuận lợi gieo cấy nhanh, tập trung, đảm bảo khung thời vụ. Các chỉ tiêu sản xuất cơ bản đều đạt và vượt so với cùng kỳ nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất, chủ động thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp của các cấp, ngành, địa phương. Vì vậy, đây được đánh giá là vụ được mùa. Cụ thể: Năng suất lúa ước đạt 58,8 tạ/ha, sản lượng 9,7 vạn tấn, đạt 101,4% so với cùng kỳ và 104,4% kế hoạch; năng suất ngô ước đạt 46 tạ/ha, sản lượng 8,1 vạn tấn, đạt 101% so với cùng kỳ và 104% kế hoạch. Những loại cây màu hàng năm như: Lạc, sắn, rau, đậu thực phẩm… năng suất, chất lượng,  sản lượng đều đạt và vượt so với chỉ tiêu.

Trong vụ hè thu, vụ mùa năm 2022, tỉnh phấn đấu diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 44,3 nghìn ha, trong đó, cây lương lực có hạt 33,1 nghìn ha, năng suất lúa đạt 53 tạ/ha, ngô 44 tạ/ha… Để tiếp tục đạt được những kết quả cao trong sản xuất vụ mùa, hè thu, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhận định: Đây là vụ sản xuất có diện tích gieo cấy lúa lớn, đa dạng cây trồng, ảnh hưởng lớn đến tổng diện tích, sản lượng cây trồng và tổng giá trị sản xuất của cả năm. Đồng thời cũng là vụ sản xuất có diễn biến thời tiết phức tạp như mưa bão, dông lốc kèm gió mạnh, mưa đá. Do đó, Sở NN&PTNT cùng các ngành, địa phương căn cứ vào các chỉ tiêu của tỉnh, các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tập trung chỉ đạo, điều hành sản xuất. Các địa phương cần khẩn trương thu hoạch lúa và cây màu vụ xuân, triển khai sớm kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông. Mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, lựa chọn cơ cấu giống hợp lý, không để đất trống, phấn đấu diện tích gieo trồng cả năm đạt trên 12 nghìn ha. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, có lợi thế, ưu thế có thể xuất khẩu. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trước diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của thiên tai, các địa phương cần có kế hoạch cụ thể để chủ động, sẵn sàng ứng phó với mọi hình thái thiên tai nhằm bảo vệ sản xuất. Đồng thời, tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân...

                                                                      Thu Hằng


Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục