(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Việc thực hiện tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện KT-XH kém phát triển. Đề nghị cần có cơ chế huy động vốn phù hợp, tăng cường hỗ trợ cho các xã khó khăn.
Bộ Tài chính trả lời: Giai đoạn 2021 - 2025, cả nước thực hiện 3 Chương trình MTQG (gồm: xây dựng NTM; phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN; giảm nghèo bền vững). Mỗi chương trình đều có giải pháp huy động vốn phù hợp, trong đó ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho vùng đồng bào DTTS&MN, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
Theo các quyết định phê duyệt các Chương trình MTQG, Bộ GTVT có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực giao thông, hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương thực hiện các tiêu chí về giao thông; ngoài ra còn có sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan chủ quản. Do đó, trường hợp quá trình thực hiện tiêu chí về giao thông có khó khăn thì đề nghị phản ánh đến các bộ, cơ quan chủ quản các chương trình, dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ngân hàng Phát triển Việt Nam để xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32/2017/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Dự thảo Nghị định này đang được rà soát trình Chính phủ ký ban hành, theo đó có sửa đổi, bổ sung danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Nếu dự thảo Nghị định được ban hành với danh mục được sửa đổi, các dự án đầu tư lĩnh vực giao thông (bao gồm cả dự án ở địa bàn khó khăn) sẽ thuộc đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định việc cho vay vốn theo quy định của pháp luật.
T.T (TH)
(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động hội viên nông dân (HVND), nhất là bà con vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi... Từ đó góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy KT-XH vùng DTTS.
(HBĐT) - Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Công văn số 1231/UBND-KTN chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi.
(HBĐT) - Theo kế hoạch, năm 2023, tổng các nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trên 813 tỷ đồng (vốn đầu tư trên 361 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 452 tỷ đồng).
(HBĐT) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cũng như cả nước, tại tỉnh ta, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch.
(HBĐT) - Năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam giao kế hoạch tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ cho tỉnh Hòa Bình là 53 tỷ đồng; hạn mức hỗ trợ lãi suất các khoản vay tại NHCSXH theo quy định tại Nghị định số 36/NĐ-CP, ngày 30/7/2022 của Chính phủ là 25,2 tỷ đồng, được Trưởng Ban đại diện HĐQT tỉnh phân giao đến các đơn vị cấp huyện. 6 tháng đầu năm 2023, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND cấp thẩm quyền chỉ đạo và tích cực triển khai thực hiện.
(HBĐT) - Xã Thanh Sơn (Lương Sơn) có hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã luôn chú trọng triển khai các chương trình, dự án, chính sách để phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân.