Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong 2 năm (2024 - 2025), huyện Cao Phong được hỗ trợ đầu tư 26 công trình. UBND huyện đã giao Phòng Dân tộc làm chủ đầu tư Dự án 1, Dự án 4 với 21 công trình; giao UBND các xã làm chủ đầu tư Dự án 6 với 5 công trình. Chủ đầu tư đã chủ động thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư.


Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, huyện Cao Phong ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Trong 21 công trình do Phòng Dân tộc làm chủ đầu tư, có 11 công trình đã được phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật; 9 công trình đang trình thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật; 1 công trình đang xin ý kiến về quy mô đầu tư. Đối với các công trình giao cho xã làm chủ đầu tư, UBND các xã đã trình thẩm định hồ sơ xây dựng công trình và thực hiện đầu tư theo quy định.

Riêng về tiến độ phân bổ chi tiết kinh phí sự nghiệp năm 2024, UBND huyện Cao Phong cho biết, nguồn vốn được giao là 17.783 triệu đồng. Đến nay, huyện đã có quyết định bổ sung kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình năm 2024 cho các Dự án 5, 6, 8, 9, 10. Còn lại các Dự án 1, 3, 4, cơ quan thường trực đang phối hợp rà soát lại danh sách các hộ có nhu cầu, danh mục duy tu bảo dưỡng công trình để có cơ sở phân bổ vốn đúng trọng tâm, đạt hiệu quả cao.

T.T

Các tin khác


Hơn 484 tỉ đồng đầu tư hạ tầng cơ sở vùng đồng bào dân tộc

(HBĐT) - Thực hiện dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, trong 2 năm (2022 - 2023), tỉnh được phân bổ 484.155 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 455.366 triệu đồng, vốn sự nghiệp 28.789 triệu đồng.

1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục