Những năm qua, các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, trẻ em xã Nuông Dăm (Kim Bôi) có điểm vui chơi an toàn.

Theo Sở LĐ-TB&XH, tỉnh Hoà Bình hiện có trên 226 nghìn trẻ em, chiếm gần 26% dân số của tỉnh. Trong đó, 53.368 trẻ em dân tộc Kinh (23,56%) và trên 173 nghìn trẻ em các dân tộc khác (76,43%).

Để nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản; Sở LĐ-TB&XH cùng các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Hệ thống dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em được củng cố; kiện toàn cơ cấu tổ chức Ban bảo vệ trẻ em các cấp. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ triển khai những hoạt động cụ thể. Ban bảo vệ trẻ em cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em ở cấp xóm luôn theo dõi, nắm thông tin về trẻ em trên địa bàn để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ. Thường xuyên thăm, động viên, tặng quà, học bổng cho trẻ vào các dịp lễ, Tết... Đời sống vật chất, tinh thần của trẻ em dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện.

Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em được đảm bảo thông qua các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, tiêm chủng, khám và tư vấn, hướng dẫn, điều trị bệnh. Tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn đều có cán bộ chuyên trách về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và có cán bộ được đào tạo, triển khai khám xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em cho toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi đến khám. Năm 2023, 100% trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng 6 loại vắc xin đạt trên 95%; 100% trẻ được đăng ký khai sinh đúng thời gian quy định; 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở từng bước được hoàn thiện...

Những việc làm, hoạt động cụ thể, thiết thực đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, từng bước nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để mọi trẻ em, nhất là trẻ hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, người dân tộc thiểu số được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu sân chơi an toàn cho trẻ vẫn khá phổ biến, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Năm 2023, toàn tỉnh có 81/151 xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi cho trẻ em. Nuông Dăm là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Xã có trên 1.200 trẻ dưới 16 tuổi, 448 trẻ dưới 6 tuổi, số trẻ thuộc hộ nghèo và cận nghèo trên 500 em. Đồng chí Trần Xuân Chiến, Chủ tịch UBND xã Nuông Dăm cho biết: Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể xã quan tâm. Các hoạt động chăm lo cho trẻ em được triển khai thực hiện hiệu quả nhưng nguồn lực để thực hiện còn hạn chế.

Trên địa bàn xã Nuông Dăm chưa có điểm vui chơi an toàn dành riêng cho trẻ em. Hầu hết những hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ đều gắn liền với núi rừng, ao, suối, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Tháng 4/2024, trên địa bàn xã đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 học sinh lớp 5 tử vong. Trước thực trạng này, từ nguồn kinh phí của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp UBND xã Nuông Dăm vừa bàn giao công trình điểm vui chơi cho trẻ em năm 2024 tại xóm Mý Thượng. Công trình với nhiều trang thiết bị vui chơi an toàn, lành mạnh, phù hợp cho trẻ em.

Em Hà Thị Thơm, học sinh Trường TH&THCS Nuông Dăm chia sẻ: Tuổi thơ của chúng em gắn liền với những triền đồi, con suối. Chúng em còn thiếu kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi phải đối mặt với không ít nguy hiểm. Mùa hè năm nay thật ý nghĩa khi xã có điểm vui chơi an toàn cho trẻ, góp phần giúp chúng em tránh được nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích. Đây cũng là động lực để chúng em phấn đấu học tập, rèn luyện trở thành những công dân có ích, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”, tỉnh tăng cường thực hiện xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho trẻ em. Từ đó, góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, người dân tộc thiểu số.


L.N

Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Chú trọng thực hiện chính sách tín dụng với hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, huyện nghèo Đà Bắc nỗ lực thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực để triển khai hiệu quả chính sách tín dụng (CSTD) đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là chính sách thể hiện tính nhân văn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp, ngành đối với hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội.

Trưởng xóm Bào phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn xã Thanh Hối (Tân Lạc) phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn an ninh trật tự. Chị Quách Thị Thanh, Trưởng xóm Bào là một trong những điển hình NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số. 

Tổng dư nợ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Hòa Bình đạt trên 18 tỷ đồng

Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, quý II/2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tích cực thông tin, quán triệt các nội dung của Luật HTX 2023 tới các HTX, đơn vị thành viên.

Xã Mỵ Hoà: Chương trình hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số giúp người dân ổn định cuộc sống

Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn với trên 85% đồng bào dân tộc thiểu số, xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) đã về đích nông thôn mới năm 2023. Kết quả đó phải kể đến sự vận dụng hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với nhiều mô hình sinh kế phù hợp. 

Huyện Đà Bắc quan tâm thực hiện chính sách cho người có uy tín

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trên địa bàn. Qua đó, phát huy được vai trò nòng cốt của những "cây cao, bóng cả” ở các bản làng trên các lĩnh vực của đời sống.

Xây dựng trên 720 công trình nước sạch và vệ sinh từ vốn ưu đãi

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đà Bắc, 5 tháng năm 2024, trên địa bàn huyện có 369 lượt hộ dân được vay vốn từ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với doanh số cho vay hơn 7 tỷ đồng. Đến nay, dư nợ chương trình này đạt trên 57,8 tỷ đồng với gần 14,4 nghìn hộ dân còn dư nợ. Tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 619,4 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục