Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, huyện nghèo Đà Bắc nỗ lực thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực để triển khai hiệu quả chính sách tín dụng (CSTD) đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là chính sách thể hiện tính nhân văn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp, ngành đối với hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội.
Cán bộ phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc đối thoại, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc).
Công tác triển khai thực hiện CSTD ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Đà Bắc đạt nhiều kết quả. Cùng với nguồn vốn của Trung ương, huyện chú trọng huy động các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ DTTS trên địa bàn. Hằng năm, UBND huyện dành một phần vốn ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn CSTD. Lũy kế từ năm 2014 đến ngày 31/5/2024, ngân sách huyện ủy thác sang phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 10,892 tỷ đồng. Đồng thời, UBND huyện chỉ đạo tập trung huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân, từ tiết kiệm dân cư và nguồn tiền thực hành tiết kiệm của chính hộ nghèo, các đối tượng chính sách thông qua mạng lưới hoạt động của 244 tổ tiết kiệm vay vốn tại các xóm.
Tính đến ngày 31/5/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng khoảng 619 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch giao. Trong đó, chương trình cho vay hộ nghèo dư nợ đạt 223,642 tỷ đồng/4.086 hộ; cho vay hộ cận nghèo dư nợ đạt 140,193 tỷ đồng/2.610 hộ; cho vay hộ DTTS - QĐ 2085/2016 dư nợ đạt 3,549 tỷ đồng/81 hộ (chương trình đã hết hiệu lực thực hiện, hiện đang theo dõi quản lý, thu hồi nguồn vốn khi đến hạn); cho vay vùng DTTS và miền núi - NĐ 28/2022 dư nợ đạt 475 triệu đồng/28 hộ… Nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ năm 2021 đến nay đã giúp 11.781 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, 2.296 hộ đã thoát nghèo.
Nhìn chung, nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo, hộ DTTS được thực hiện dân chủ, công khai thông qua việc bình xét từ cơ sở. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc công khai toàn bộ chính sách cho vay, danh sách hộ vay tại các điểm giao dịch ở các xã. Nguồn vốn vay được kiểm tra, giám sát bởi các ngành, các cấp, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và của chính phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Hiền Lương (Đà Bắc) mạnh dạn vay vốn chính sách xã hội để đầu tư thực hiện mô hình du lịch cộng đồng.
Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Những năm qua, huyện Đà Bắc luôn chú trọng huy động nguồn lực để triển khai có hiệu quả các CSTD đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS. Trong nỗ lực chung, UBND huyện thường xuyên quán triệt, chỉ đạo phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, địa phương đối với các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Trong đó, chú trọng triển khai đầy đủ, kịp thời CSTD đối với hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS. Các chương trình tín dụng cho vay phát triển sản xuất và an sinh xã hội đã góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện nói chung, vùng đồng bào DTTS và địa bàn xóm, xã đặc biệt khó khăn nói riêng.
Khánh An
Theo Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đà Bắc, 5 tháng năm 2024, trên địa bàn huyện có 369 lượt hộ dân được vay vốn từ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với doanh số cho vay hơn 7 tỷ đồng. Đến nay, dư nợ chương trình này đạt trên 57,8 tỷ đồng với gần 14,4 nghìn hộ dân còn dư nợ. Tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 619,4 tỷ đồng.
Đào tạo nghề cho hội viên nông dân (HVND) vùng nông thôn, nhất là HVND người dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Những năm qua, thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm Hỗ trợ nông dân - HND tỉnh đã phối hợp HND các huyện, thành phố khảo sát, rà soát nhu cầu học nghề của hội viên để hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp hội viên cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.
Là xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thủy, đồng bào dân tộc Mường chiếm hơn 99%, những năm qua, xã Lạc Sỹ tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân.
Ngày 14/6, huyện Lương Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có các đồng chí: Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình; Nguyễn Đức Dũng, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn... Tham dự có 150 đại biểu tiêu biểu đại diện đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Những năm qua, việc khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần lưu giữ những nét văn hoá truyền thống, mà còn mở ra hướng để phát triển kinh tế đem lại thu nhập cho người dân ở xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc).
Ngày 14/6, thành phố Hòa Bình tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có 150 đại biểu là những điển hình tiêu biểu người DTTS đại diện cho trên 59 nghìn người DTTS thành phố Hòa Bình...