Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn với trên 85% đồng bào dân tộc thiểu số, xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) đã về đích nông thôn mới năm 2023. Kết quả đó phải kể đến sự vận dụng hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với nhiều mô hình sinh kế phù hợp.
Nhân dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) trồng bí xanh trên đất một vụ, tăng thu nhập.
Đồng chí Bùi Xuân Hoàn, Bí thư Đảng uỷ xã Mỵ Hoà cho biết: Mỵ Hoà xây dựng nông thôn mới xuất phát là xã đặc biệt khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển. Vì vậy, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã xác định cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, xã cần có những giải pháp mang tính đột phá, phát huy lợi thế của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận vốn, khoa học - kỹ thuật, làm chủ các mô hình kinh tế.
Với chủ trương đó, UBND xã Mỵ Hoà đã chỉ đạo, hướng dẫn người dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông sản sạch, cung cấp hàng hoá, thực phẩm cho vùng thủ đô Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đây cũng là mô hình sinh kế đang giúp nhiều hộ dân trong xã ổn định kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Đồng chí Hà Công Tiến, Chủ tịch UBND xã Mỵ Hoà cho biết: UBND xã đã định hướng người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như cam, bưởi, bí, ngô ngọt và các vật nuôi như lợn đen, gà đồi, dê... Xã chú trọng hướng dẫn người dân tiếp cận khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện các thủ tục về đăng ký nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu.
Hiện nay, diện tích ngô trên địa bàn xã 30 ha, mía 287 ha, rau màu các loại 12,3 ha… Trong đó, mía được định hướng là cây trồng chủ lực; diện tích cây ăn quả có múi (cam, bưởi) duy trì 96,5 ha. Để nâng cao chất lượng nông sản, từ nguồn hỗ trợ của các chương trình, đề án phát triển kinh tế, Mỵ Hòa đã xây dựng các chuỗi sản xuất nông sản như: chuỗi sản xuất ngô ngọt, phát triển mô hình hợp tác xã nông sản sạch đáp ứng nhu cầu thị trường... Qua đó, giúp người dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Người dân xã Mỵ Hòa đã chung sức xây dựng nông thôn mới, đóng góp ngày công, hiến đất để xây dựng công trình phúc lợi, làm thay đổi diện mạo nông thôn. Bằng nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh, huyện và nhân dân đóng góp, các công trình điện, đường, trường, trạm, nhà sinh hoạt cộng đồng đã được đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm như cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ học phí cho sinh viên, học sinh người dân tộc thiểu số...
Từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, các chính sách hỗ trợ phù hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần giúp người dân Mỵ Hòa phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 47,9 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo xã giảm còn 8,2%; 100% con em đồng bào dân tộc thiểu số được đến trường và tiếp cận các dịch vụ y tế, văn hóa - xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao, an ninh trật tự được đảm bảo.
P.V
Ngày 14/6, huyện Lương Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có các đồng chí: Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình; Nguyễn Đức Dũng, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn... Tham dự có 150 đại biểu tiêu biểu đại diện đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Những năm qua, việc khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần lưu giữ những nét văn hoá truyền thống, mà còn mở ra hướng để phát triển kinh tế đem lại thu nhập cho người dân ở xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc).
Ngày 14/6, thành phố Hòa Bình tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có 150 đại biểu là những điển hình tiêu biểu người DTTS đại diện cho trên 59 nghìn người DTTS thành phố Hòa Bình...
Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự trong cộng đồng. Những năm qua, việc chăm lo xây dựng và phát huy vai trò của NCUT trong ĐBDTTS được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện.
Trên cơ sở các quyết định được UBND huyện phê duyệt, các ngành chức năng và các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã phối hợp triển khai chính sách hỗ trợ dành cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng trong danh sách.
Ngày 13/6, huyện Lạc Thuỷ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024. 150 đại biểu đại diện cho hơn 25.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dự đại hội.