Tỉnh Hòa Bình có 145 xã, phường, thị trấn vùng dân tộc thiểu số (DTTS); 506 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); trên 74% dân số là đồng bào DTTS, sinh sống nhiều ở địa bàn miền núi với nguồn sinh kế quan trọng là sản xuất nông, lâm nghiệp.
Người dân xã Đoàn Kết (Yên Thủy) đầu tư mô hình nuôi lươn thương phẩm theo chuỗi giá trị, từ đó nâng cao thu nhập.
Với đặc thù kinh tế - xã hội của tỉnh, Dự án 3 "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Tại huyện Yên Thủy, tính đến cuối năm 2023, toàn huyện có 17.310 hộ dân, trong đó có 798 hộ nghèo, chiếm 4,26% (85,84% là hộ nghèo người DTTS). Những năm gần đây, huyện chú trọng lồng ghép nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS. Chính vì thế, khi thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025, huyện xác định cần thực hiện tốt Dự án 3.
Theo thống kê của UBND huyện Yên Thủy, thực hiện tiểu dự án 1 "Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân”, tổng kế hoạch vốn giao 1.702 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp, đến nay đã giải ngân đạt 100%. Nguồn vốn được sử dụng hỗ trợ bảo vệ rừng 5 xã thuộc vùng điều kiện KT-XH ĐBKK với diện tích rừng được bảo vệ 2.127,5 ha. Đối với tiểu dự án 2 "Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN”, tổng kế hoạch vốn giao là 7.034 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp. Kết quả giải ngân đến nay đạt 50,81% kế hoạch. Nguồn vốn được sử dụng để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN. Từ đó mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nâng cao thu nhập cho người dân.
Trên phạm vi toàn tỉnh, nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 được phân bổ để thực hiện nhiều nội dung quan trọng, thiết thực phục vụ nhu cầu đầu tư của vùng đồng bào DTTS&MN, điển hình như: Giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, nước sinh hoạt; sắp xếp, quy hoạch, bố trí ổn định dân cư; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng đời sống văn hóa; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân… Đặc biệt, nội dung quan trọng hàng đầu được ưu tiên lồng ghép các nguồn lực để nâng cao hiệu quả thực hiện là đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, góp phần đắc lực cải thiện đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS&MN.
Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN đã được triển khai đúng hướng, đúng đối tượng, với nội dung và hình thức phù hợp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân vùng DTTS. Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 9,2%; tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng DTTS&MN giảm còn 9,8%; tỷ lệ hộ nghèo các xã ĐBKK giảm còn 21,27% năm 2023. Đến nay, có 6 xã ĐBKK đã được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nâng tổng số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và thoát khỏi diện xã ĐBKK giai đoạn 2021 - 2023 lên 14 xã. Đó là những kết quả tích cực trong nỗ lực ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng DTTS&MN, góp phần đắc lực làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Khánh An
Những năm gần đây, nhiều bà con dân tộc Mông tại xã Pà Cò (Mai Châu) đã khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Qua đó nâng cao thu nhập, là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới phát triển du lịch ở xã vùng cao này.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình được giao tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2024 là 2.168,096 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện năm 2022 - 2023 là 1.327,694 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương).
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030 được cụ thể hóa bằng 10 dự án, trong đó dự án 1 tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2024, huyện Đà Bắc được phân bổ trên 297 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương. Đến nay huyện đã giải ngân trên 130 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ 2 tiểu dự án là: đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH huyện; triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022- 2025 của Chính phủ.
Theo Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2024: Đến hết ngày 28/6, 10 huyện, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành tổ chức đại hội cấp huyện, bám sát hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc về thời gian tổ chức đại hội và chỉ đạo của UBND tỉnh. Trong đó, Kim Bôi là huyện đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội (ngày 16 - 17/5/2024).
Tỉnh Hòa Bình hiện có trên 1.270 người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Họ là già làng, trưởng dòng họ, trưởng thôn, bản, cán bộ nghỉ hưu, chức sắc tôn giáo, thầy mo, thầy cúng, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người sản xuất giỏi... "nói dân tin, bảo dân nghe”. Nhiều năm qua, NCUT luôn là lực lượng nòng cốt, "cầu nối” đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với ĐBDTTS.