Ngày 13/7, Hợp tác xã Thành Công ở xóm Mát Trên, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) đã tổ chức khai trương xưởng dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường.
Các đại biểu tham quan xưởng dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường của Hợp tác xã Thành Công, xóm Mát Trên, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình).
Hợp tác xã Thành Công được thành lập ngày 13/8/2019. Mục tiêu là hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lĩnh vực đan lát thủ công, dệt thổ cẩm truyền thống, may công nghiệp; sản xuất và cung cấp rau, củ, quả sạch; giới thiệu lao động xuất khẩu cho thanh niên nông thôn; tư vấn, đào tạo nghề trong lĩnh vực đan lát thủ công, dệt thổ cẩm, may, thiết kế thời trang...
Thời điểm mới thành lập, hợp tác xã chỉ có 7 thành viên, cơ sở vật chất còn khó khăn. Hiện nay, số thành viên đã tăng lên 20, khoảng 40 nhân công lao động thời vụ. Các thành viên đa số là người dân phường Dân Chủ và một số xã, phường lân cận. Hợp tác xã đã mở xưởng dệt với 10 khung dệt và 10 thợ dệt lành nghề (1 thợ mắc khung cửi, 2 thợ đã có chứng chỉ dạy nghề), sản lượng 550 m/tháng. Các mặt hàng đa dạng như cạp váy (rang trên, rang dưới), cao váy, các sản phẩm phụ của trang phục dân tộc Mường. Tại xưởng, ngoài các sản phẩm được bày bán, hợp tác xã còn cho cho thuê các loại trang phục dân tộc truyền thống.
Việc Hợp tác xã Thành Công đa dạng các loại hình hoạt động góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động là người dân tộc thiểu số, trong đó lao động hộ nghèo, cận nghèo chiếm 30%.
Hương Lan
Xác định phát triển KT-XH và thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên địa bàn là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng, giai đoạn 2019 - 2024, Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này và đạt những kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn từng bước được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh, trong 3 năm (2021 - 2024), Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở NN&PTNT đã triển khai xây dựng thành công 52 mô hình trình diễn thuộc các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.
Cách đây hơn 3 năm, Công an huyện Lạc Sơn phối hợp Ban chỉ đạo 09 xã Mỹ Thành vận động, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Giáo xứ Mường Riệc xây dựng mô hình "Tiếng chuông bình yên”.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hòa Bình quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ các hạng mục kết cấu hạ tầng, qua đó tạo đòn bẩy phát triển cho vùng ĐBDTTS.
Những năm gần đây, nhiều bà con dân tộc Mông tại xã Pà Cò (Mai Châu) đã khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Qua đó nâng cao thu nhập, là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới phát triển du lịch ở xã vùng cao này.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình được giao tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2024 là 2.168,096 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện năm 2022 - 2023 là 1.327,694 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương).