Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Cao Phong tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần, giải ngân nguồn vốn được giao năm 2024.
Nhà văn hoá xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong (Cao Phong) được tập trung thi công đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch.
Nhà văn hoá xóm Tiến Lâm là 1 trong 4 nhà văn hoá được xây mới của xã Bắc Phong từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhà văn hoá có diện trên 140m2, tổng kinh phí 850 triệu đồng, được khởi công từ tháng 7/2024, đến nay thực hiện đạt trên 70%, đảm bảo theo kế hoạch, dự kiến tháng 10 tới sẽ bàn giao.
Anh Triệu Tiến Nghiêm, Trưởng xóm Tiến Lâm cho biết: Xóm có 162 hộ, 878 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao chiếm 98%. Thu nhập chính của người dân vẫn dựa vào trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ, đời sống còn nhiều khó khăn. Nhà văn hoá của xóm được xây dựng cách đây 20 năm đã xuống cấp, hư hỏng nhiều, nhất là sau khi sáp nhập 2 xóm Tiến Lâm 1 và Tiến Lâm 2 thành xóm Tiến Lâm thì diện tích không đảm bảo cho sinh hoạt chung của xóm. Trước thực tế đó, năm 2024, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóm Tiến Lâm được lựa chọn hỗ trợ kinh phí xây nhà văn hoá mới. Người dân rất vui vì xóm có nhà văn hoá rộng rãi, khang trang, đảm bảo cho tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, đồng thời đóng góp mua sắm, trang bị thêm bàn ghế, trang thiết bị để nhà văn hoá khang trang hơn cũng như phát huy hiệu quả công trình.
Thời gian qua, huyện Cao Phong đã có nhiều chương trình, dự án theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục triển khai các chương trình, dự án, chính sách đã và đang thực hiện có tính chất tác động, hỗ trợ thúc đẩy việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2023 - 2024, huyện Cao Phong được phân bổ gần 63 tỷ đồng thực hiện các tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, riêng nguồn vốn năm 2024 là 40 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, Phòng Dân tộc phối hợp Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện. Theo đó, để đảm bảo nguồn vốn, huyện thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các công trình thuộc nguồn vốn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, đúng số lượng và chất lượng. Trong đó, các đơn vị liên quan, nhất là chủ đầu tư, đơn vị thi công phối hợp chặt chẽ với chính quyền và người dân địa phương để triển khai công trình hoàn thành đúng kế hoạch.
Anh Bùi Văn Bắc, cán bộ kỹ thuật công trình nhà văn hoá xóm Dài, xã Bắc Phong cho biết: Trong thời gian thi công dự án nhà văn hoá, đơn vị thi công gặp nhiều thuận lợi, nhất là chính quyền địa phương và bà con rất tạo điều kiện. Tuy bị ảnh hưởng về thời tiết nhưng đơn vị thi công vẫn đảm bảo tập trung nhân lực, vật liệu để thi công công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ theo kế hoạch.
Do tác động của thiên tai, từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9/2024, một số dự án phải tạm ngừng để thực hiện phòng, chống mưa lũ. Hiện các công trình đang tập trung thi công trở lại. Đồng chí Nguyễn Thuý Vinh, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Cao Phong cho biết: Đến nay, huyện Cao Phong đã giải ngân được trên 70% nguồn vốn đầu tư vốn chuyển tiếp năm 2023 và gần 32% nguồn vốn được phân bổ năm 2024. Các công trình chủ yếu làm đường, xây dựng nhà văn hoá, hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt. Từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ đẩy nhanh thi công các công trình mới khởi công, cũng như chuẩn bị nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình này và công tác quyết toán khi công trình đã được nghiệm thu.
Đỗ Hà
Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ngày 4/11/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về phê duyệt Dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu giai đoạn 2021-2025.
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn chủ động, tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề... hỗ trợ hội viên. Qua đó, giúp hội viên, nhất là nông dân người dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.
Giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phát huy hiệu quả các nguồn vốn.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 hơn 1.118,5 tỷ đồng.
Ông Bùi Văn Họn (SN 1962), người có uy tín xóm Thây Voi, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) không chỉ được chính quyền địa phương tín nhiệm, nhân dân nể trọng mà còn là gương điển hình phát triển kinh tế luôn hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ kinh nghiệm, kiến thức giúp bà con trong xóm cùng làm giàu, giảm nghèo bền vững.