Với người dân xóm Lội Mương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) có đường bê tông đi lại thuận tiện là niềm mong mỏi. Trước đây, những con đường trên địa bàn xóm hầu hết là đường đất, giá nông sản, hàng hóa không ổn định do chi phí vận chuyển cao. Từ năm 2022, từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 -2025, nhiều đoạn đường trục chính của xóm đã được bê tông hoá, giúp việc đi lại, trao đổi hàng hoá thuận tiện hơn...


Từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, gia đình chị Bùi Thị Dùng ở xóm Răng Thiển, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) mua bò sinh sản để phát triển kinh tế.  

Ông Bùi Văn Nghị, Trưởng xóm Lội Mương chi sẻ: Từ năm 2021 về trước, ngay cả những người dân chúng tôi còn ngao ngán mỗi khi trời mưa. Hầu hết các tuyến đường nội xóm, thậm chí cả đường liên xóm bị xuống cấp nghiêm trọng, vô số ổ trâu, ổ gà. Cứ mưa xuống là trơn trượt, lầy lội. Khổ nhất là đám trẻ, những hôm trời mưa thì khi đi học về quần áo, xe dính đầy bùn, đất...

Từ khi được thụ hưởng các chương trình, dự án và nguồn vốn lồng ghép khác của huyện đã giúp bộ mặt của xã có nhiều khởi sắc về giao thông, điện lưới, công trình phúc lợi xã hội. Trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đồng chí Bùi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã cho biết: Văn Sơn là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Xã có 7 xóm, 1.064 hộ. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2022 - 2025, toàn xã vẫn còn 409 hộ nghèo, chiếm 38,5% tổng số hộ. Để có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, xã đã và đang thực hiện nhiều giải pháp. Cấp ủy, chính quyền tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ của Đảng, Nhà nước. Nhờ có những con đường bê tông, giao thông thuận lợi đã thúc đẩy, tạo điều kiện cho người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa vào nhiều loại cây trồng mới cho năng suất cao, sản xuất theo hướng hàng hóa. Cùng với đó, triển khai các tiểu dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, tạo động lực cho bà con vươn lên. Như gia đình chị Bùi Thị Dùng ở xóm Răng Thiển vốn là hộ nghèo, từ khi được hỗ trợ vốn ưu đãi đã đầu tư mua bò sinh sản. Nhờ đó, gia đình chị đã từng bước vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.  

Xã Văn Sơn xuất phát điểm thấp, đời sống của đại bộ phận người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ thực tế đó, xã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Cùng với nâng cao kiến thức, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân, xã tăng cường phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình; hỗ trợ người dân vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh; mở các lớp nghề về các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt... Mặt khác, phát động sâu rộng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Qua đó, từng bước thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua sản xuất giỏi. Toàn xã hiện có 7 tổ vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT với 123 hộ thành viên, tổng dư nợ trên 5,3 tỷ đồng. Toàn xã cũng đã thành lập 15 tổ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội với 658 hộ thành viên, tổng dư nợ gần 28,2 tỷ đồng. Vốn vay được quản lý tốt và phát huy hiệu quả trong đầu tư phát triển sản xuất với các mô hình kinh tế như trồng cây ăn quả, chăn nuôi...

Theo đồng chí Bùi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Văn Sơn, điều kiện kinh tế, đời sống của người dân trong xã không ngừng được nâng lên. Đó chính là nền tảng, cơ sở vững chắc để địa phương phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Cô giáo người Mông hết lòng vì con chữ của trẻ em vùng khó

Sinh ra và lớn lên tại bản Mông nghèo thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, cô gái Giàng Thị Sao (SN 1986) nỗ lực học tập để hiện thực ước mơ được đứng trên bục giảng. Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm âm nhạc, cô được tuyển dụng và phân công về Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) dạy từ năm 2010.

Xã Hang Kia phát huy hiệu quả mô hình “dòng họ tự quản” 

Vài năm trở lại đây, xã Hang Kia (Mai Châu) không còn các hủ tục lạc hậu, đặc biệt là trong việc cưới, việc tang. Người dân trong xã không còn nổ súng khi có người chết, không làm đám cưới tốn kém...

14 đội thi tuyên truyền viên giỏi mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”

Ngày 30/9, Hội LHPN thành phố Hòa Bình tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” năm 2024.

Cán bộ đoàn dân tộc Mường nhiệt huyết

Nhanh nhẹn, năng nổ, nhiệt huyết là những ghi nhận của nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân địa phương khi nhắc đến anh Bạch Công Thưởng, dân tộc Mường, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam xã Hợp Tiến (Kim Bôi).

Huyện Đà Bắc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng

9 tháng năm 2024, huyện Đà Bắc đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Nhiều sản phẩm du lịch văn hóa được xây dựng trên cơ sở bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng về kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số (nhà sàn gỗ lợp lá cọ của dân tộc Tày, nhà sàn gỗ lợp mái lá của dân tộc Mường, nhà gỗ trệt đất lợp mái lá của dân tộc Dao), nghề làm giấy dó, dệt thổ cẩm, thêu - in hoa văn, nhuộm chàm…

Vị ngọt ớt rừng Phú Lương

Có dịp trở lại vùng trồng ớt của hội viên phụ nữ vùng Phú Lương, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đúng dịp chị em nơi đây tập trung thu hoạch ớt để chế biến, chuẩn bị cho đơn khách hàng ở Hà Nội đặt, chúng tôi cảm nhận không khí làm việc phấn khởi với vụ ớt mới được mùa, được khách tin dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục