Toàn Sơn là xã vùng thấp của huyện Đà Bắc, tổng diện tích tự nhiên 2.758 ha. Xã có 5 xóm, 688 hộ, 2.596 nhân khẩu. Trên địa bàn xã có 5 dân tộc sinh sống, trong đó 4 dân tộc thiểu số là Dao, Mường, Tày, Thái; dân tộc Dao đông nhất chiếm 44% dân số toàn xã. Những chính sách dân tộc được triển khai thực hiện trên địa bàn xã góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Đồng bào dân tộc thiểu số xã Toàn Sơn (Đà Bắc) được hỗ trợ giống, vốn trồng luồng lấy măng cho thu nhập ổn định.
Cùng với cơ sở hạ tầng, xã được đầu tư, quan tâm hỗ trợ chăm sóc y tế, giáo dục cho người dân. Trước tiên, công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh; triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Xã tiếp tục duy trì và phát huy tốt công tác khám, chữa bệnh tại trạm y tế; trung bình mỗi tháng trạm khám cho khoảng 160 lượt bệnh nhân. Công tác tiếp đón, theo dõi chăm sóc người bệnh chuyển biến tích cực, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân. Xã đang tiếp tục rà soát, bổ sung các tiêu chí để đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến 2030. Công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng, phòng chống đuối nước cho trẻ em được thực hiện thường xuyên. Tổng số trẻ trong diện uống vitamin A 160 trẻ, đạt 100%; trẻ từ 2 - 5 tuổi uống thuốc tẩy giun 155 trẻ, đạt 100%. Tỷ lệ trẻ từ 5 - 16 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm xuống còn hơn 3%, thể thấp còi 5%.
Công tác giáo dục cũng được quan tâm. Các trường học trên địa bàn xã đã phát huy và duy trì các tiêu chí, tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Chất lượng dạy và học được nâng cao, thường xuyên được đổi mới phương pháp; tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ đều đạt và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch. Đặc biệt, năm học vừa qua, xã đã kêu gọi xã hội hóa, các mạnh thường quân hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, học sinh hoàn cảnh khó khăn và các hoạt động giáo dục, ngoại khóa, tổng kinh phí khoảng 180 triệu đồng cho trường TH&THCS; trường mầm non huy động phụ huynh đóng góp 300 ngày công cải tạo cảnh quan, khuôn viên trường và ủng hộ đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp trị giá 50 triệu đồng.
Đồng chí Đinh Thị Cúc, Chủ tịch UBND xã Toàn Sơn cho biết: Xã đặc biệt chú trọng thực hiện công tác an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể là nắm chắc tình hình đời sống Nhân dân, đảm bảo chế độ chính sách đối với hộ nghèo theo quy định của Nhà nước; giải quyết vốn vay cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu tư sản xuất; chính sách an sinh xã hội. Việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo được thực hiện kịp thời. Xã chú trọng công tác thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng dịp Tết Nguyên đán. Thực hiện tốt chính sách chi trả hỗ trợ cho hộ nghèo ăn Tết, công tác cứu trợ các hộ đặc biệt khó khăn được triển khai kịp thời. Tổng số quà được hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân từ đầu năm 2024 đến nay là 908 suất, trị giá gần 340 triệu đồng. UBND xã tiếp nhận và phân bổ kịp thời đến người dân đảm bảo đúng đối tượng.
Ngoài ra, xã cũng quan tâm thực hiện chính sách đối với người có uy tín. Trên địa bàn xã hiện có 5 người có uy tín. Họ được hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần; được tặng quà Tết, thăm hỏi khi ốm đau; được kịp thời động viên khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa, đoàn kết dân tộc…
Các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai trên địa bàn xã Toàn Sơn góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 của xã dự kiến đạt 47 triệu đồng. Xã đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, đến năm 2023 đạt 7/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Dương Liễu
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024 Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 361,378 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực dân tộc.
Tiếp tục thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, 9 tháng năm 2024, Hội Nông dân (HND) các cấp tỉnh Hoà Bình đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức 171 lớp nghề may công nghiệp, thêu, mây giang đan, nấu ăn, điện dân dụng, chăn nuôi... cho 4.423 hội viên nông dân các dân tộc trong tỉnh; tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 3.990 hội viên đã học nghề.
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của bà con người Dao xóm Mạ, xã Tú Lý (Đà Bắc) ngày càng no ấm. Điện lưới quốc gia được kéo đến tận các hộ dân, đường giao thông cứng hoá thuận lợi, đó là điều kiện để bà con xóm Mạ tiếp tục vươn lên xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Yên Thủy triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia. Từ phong trào, nhiều hộ hội viên, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thành hộ khá, giàu và giúp đỡ nhiều hộ khác vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Giai đoạn 2019 - 2024, huyện Kim Bôi thực hiện Dự án 6 - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Cùng nguồn ngân sách trung ương giao, huyện đã huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư trang thiết bị và nâng cấp các công trình sinh hoạt cộng đồng cho các xóm vùng đồng bào DTTS&MN.
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã đa dạng các hình thức giúp học sinh dân tộc thiểu số gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.