Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Yên Thủy triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia. Từ phong trào, nhiều hộ hội viên, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thành hộ khá, giàu và giúp đỡ nhiều hộ khác vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển KT-XH địa phương.


Nông dân thôn Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) chăm sóc cây bưởi được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

Anh Bùi Văn An, hội viên người dân tộc Mường xóm Rò, xã Phú Lai là một trong những nông dân tiêu biểu của huyện Yên Thủy. Với mô hình "Chăn nuôi lợn, kết hợp trồng trọt và chế biến sản phẩm hành tăm muối" không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình, mà còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. Anh An chia sẻ: Từ những ngày đầu xây dựng mô hình phát triển kinh tế, tôi luôn được các cấp HND huyện, xã đồng hành, hướng dẫn và tạo điều kiện tiếp cận vốn vay ưu đãi, tham quan mô hình, tham gia các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật (KHKT), xây dựng thương hiệu cho nông sản. Với sự đồng hành của chính quyền địa phương cùng các cấp HND, sản phẩm hành tăm muối của Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lai do anh làm giám đốc đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh và vừa được xuất khẩu sang thị trường Anh quốc. 

Không chỉ riêng anh An, từ phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, những năm qua, trên địa bàn huyện Yên Thủy xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa, khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy lợi thế của địa phương. Để phong trào đi vào chiều sâu, các cấp HND huyện đã đổi mới nội dung, hình thức vận động, tuyên truyền, giúp cán bộ, hội viên nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của phong trào. 



Nông dân xã Yên Trị (Yên Thủy) tham gia mô hình hợp tác xã để sản xuất, chế biến cây dược liệu.

Cùng với đó, HND triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, khích lệ hội viên ứng dụng KHKT vào sản xuất. Giai đoạn 2021 - 2024, các cấp HND phối hợp tổ chức 130 lớp chuyển giao KHKT, thu hút trên 1.500 lượt hội viên tham gia; hướng dẫn, hỗ trợ thành lập 8 hợp tác xã, 21 tổ hợp tác. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, HND tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất thông qua các chương trình tín chấp và ủy thác với các ngân hàng. Từ năm 2021 đến nay, HND quản lý tổng dư nợ ủy thác với 3 ngân hàng trên 288 tỷ đồng, trên 10.100 hộ hội viên được vay vốn để thực hiện các mô hình, dự án phát triển kinh tế. 

Công tác xúc tiến thương mại, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp cho hội viên được quan tâm, chú trọng. Trong 3 năm, các cấp HND huyện đã phối hợp tổ chức 60 lớp tập huấn, hội thảo về thương mại điện tử, phát triển nhãn hiệu... cho trên 3.100 lượt hội viên. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 21 sản phẩm OCOP; 4 cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của huyện; đưa 9 sản phẩm lên các sàn giao dịch điện tử; giới thiệu và xuất khẩu bưởi diễn sang thị trường Mỹ và Anh; xuất khẩu hành tăm sang thị trường Anh… 

Đồng chí Vũ Hồng Thanh, Chủ tịch HND huyện Yên Thủy đánh giá: Toàn huyện có trên 11.536 hội viên, trong đó trên 70% là người dân tộc thiểu số. Phong trào trọng tâm của HND là nông dân thi đua SXKD giỏi đã được khai hiệu quả. Phong trào đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, tư duy; khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của nông dân trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Giai đoạn 2021-2024, huyện có 11.950 hộ đăng ký và đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp; 2 hộ được HND Việt Nam tặng danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc”. Nhiều hộ hội viên mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, chuồng trại, máy nông nghiệp phục vụ sản xuất; xuất hiện ngày càng nhiều hộ SXKD giỏi đạt doanh thu hàng tỷ đồng/năm với những mô hình điển hình tiên tiến, nhiều sản phẩm có thương hiệu như: bưởi diễn, cà gai leo, hành tăm, cao xạ đen, dầu lạc…



T.H

Các tin khác


Hiệu quả chương trình giải quyết nhà ở, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số

Để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chính sách về đất đai và các tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Người đam mê bảo tồn và phát huy chữ Tày cổ

Đến xã Mường Chiềng (Đà Bắc), nhiều người biết đến anh Sa Văn Cam, người đam mê bảo tồn và phát huy chữ Tày cổ. Anh Cam đã và đang sưu tầm, ghi chép, mở các lớp truyền dạy chữ Tày cổ, góp phần lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.

Vùng đồng bào dân tộc Mông đổi thay nhờ làm du lịch

Từ những nhân tố tiên phong như chị Sùng Y Múa, xóm Hang Kia - xã Hang Kia, anh Phàng A Páo, xóm Chà Đáy - xã Pà Cò, hoạt động du lịch ở 2 xã đồng bào Mông của huyện Mai Châu có nhiều khởi sắc. Đời sống của bà con có những bước chuyển đáng mừng.

Huyện Đà Bắc: Phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Vốn là một xóm nhỏ, đường đi lại khó khăn, có thời điểm gần như biệt lập. Trước đây, muốn đến xóm Đá Bia, nay là xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) chỉ có cách duy nhất là đi nhờ những "thuyền tôm” trên vùng hồ Hòa Bình. Từ khi được "khai phá”, xóm từng bước khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch. Thậm chí được bình chọn và trao giải thưởng du lịch cộng đồng Asean vào năm 2019.

Nguồn lực quan trọng hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số xã Văn Sơn phát triển kinh tế - xã hội

Với người dân xóm Lội Mương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) có đường bê tông đi lại thuận tiện là niềm mong mỏi. Trước đây, những con đường trên địa bàn xóm hầu hết là đường đất, giá nông sản, hàng hóa không ổn định do chi phí vận chuyển cao. Từ năm 2022, từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 -2025, nhiều đoạn đường trục chính của xóm đã được bê tông hoá, giúp việc đi lại, trao đổi hàng hoá thuận tiện hơn...

Xã Thạch Yên: Hiệu quả mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết 

Thạch Yên là địa bàn khó khăn nhất của huyện Cao Phong với hơn 98% đồng bào dân tộc thiểu số. Song đây cũng là địa phương đạt được nhiều tiến bộ trong thực hiện các chính sách dân số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Kết quả đó là nhờ dự án "Can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" đang được triển khai tại xã. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục