Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024 Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 361,378 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực dân tộc.
Đầu tư hạ tầng thiết yếu là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh chụp tại xã Tú Lý (Đà Bắc).
Trong đó, nguồn vốn đầu tư các năm chuyển tiếp thực hiện năm 2024 hơn 30,5 tỷ đồng; nguồn vốn sự nghiệp hơn 2,4 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn kế hoạch năm 2024 giao, nguồn vốn đầu tư hơn 297,6 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp hơn 30,7 tỷ đồng.
Nguồn vốn thực hiện hỗ trợ đầu tư tổng số 664 công trình. Trong đó, 200 công trình nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng; 381 công trình giao thông; 16 công trình chợ; 29 công trình thuỷ lợi; 10 công trình y tế; 21 công trình trường học; 1 công trình điện nông thôn; 3 công trình nước sinh hoạt; 3 công trình phụ trợ khác.
Kết quả giải ngân đến ngày 30/9/2024, vốn đầu tư phát triển đạt hơn 154 tỷ đồng, đạt 46.94%; vốn sự nghiệp mới chỉ giải ngân được 543 triệu đồng, đạt 1.64%.
V.Đ
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã đa dạng các hình thức giúp học sinh dân tộc thiểu số gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Bằng tình yêu với nhạc cụ dân tộc, ở tuổi ngoài 60, nghệ nhân Hoàng Văn Viên, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn) vẫn giữ niềm say mê, nhiệt huyết. Ông tích cực tham gia biểu diễn dân ca, dân vũ và truyền dạy chiêng Mường với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Theo Phòng giao dịch Ngân hành Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, trong 9 tháng năm 2024, trên địa bàn huyện đã có 3.056 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn chính sách. Doanh số cho vay đạt trên 124,6 tỷ đồng, với 10 chương trình tín dụng được giải ngân. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tân Lạc đạt trên 577 tỷ đồng với 15.521 hộ còn dư nợ.
Để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chính sách về đất đai và các tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đến xã Mường Chiềng (Đà Bắc), nhiều người biết đến anh Sa Văn Cam, người đam mê bảo tồn và phát huy chữ Tày cổ. Anh Cam đã và đang sưu tầm, ghi chép, mở các lớp truyền dạy chữ Tày cổ, góp phần lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.
Từ những nhân tố tiên phong như chị Sùng Y Múa, xóm Hang Kia - xã Hang Kia, anh Phàng A Páo, xóm Chà Đáy - xã Pà Cò, hoạt động du lịch ở 2 xã đồng bào Mông của huyện Mai Châu có nhiều khởi sắc. Đời sống của bà con có những bước chuyển đáng mừng.