Theo UBND huyện Lạc Sơn, giai đoạn 2022 - 2024, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả.

Huyện Tân Lạc: Khó nguồn vốn đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên. Tuy nhiên,  huyện vẫn gặp khó khăn trong bố trí nguồn vốn đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Triển khai dự án bảo tồn văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Theo Ban Dân tộc, tổng nguồn vốn thực hiện Dự án 6 năm 2024 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh hơn 63,6 tỷ đồng. Đây là dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Huyện Đà Bắc phát triển kinh tế rừng, nâng cao thu nhập

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc đã đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng. Qua đó không chỉ bảo vệ rừng tốt hơn, mà còn giúp bà con nâng cao thu nhập.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phát triển sản xuất vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ, đồng bào các dân tộc huyện Kim Bôi nỗ lực phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, toàn diện. Cơ sở hạ tầng được xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước hiện đại. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Đời sống đồng bào được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi đổi thay. Quốc phòng - an ninh được được đảm bảo.

Trên 255 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị

Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vồn thực hiện Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 trên 255,3 tỷ đồng. Đây là dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.

Huyện Kim Bôi: Đào tạo nghề cho hơn 1.000 lao động vùng dân tộc thiểu số

Hoạt động đào tạo nghề thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ triển khai. Theo kế hoạch năm 2024, huyện tuyển sinh, đào tạo 30 lớp với tổng số 1.050 học viên thuộc đối tượng người lao động vùng dân tộc thiểu số.

Nữ thủ lĩnh Đoàn nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng

Giải thưởng Lý Tự Trọng là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng các cán bộ đoàn có thành tích xuất sắc. Giải thưởng năm nay trao cho 100 cá nhân xuất sắc trong cả nước, trong đó có chị Bùi Thị Cúc, Bí thư Đoàn xã Thanh Hối (Tân Lạc) là đại diện duy nhất của tỉnh Hoà Bình.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các trường học

Khai giảng năm học 2024 – 2025, Trường Liên cấp Dạ Hợp (phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình) đã có phần đón khách đặc biệt. Đó là màn trình tấu chiêng Mường do các học sinh biểu diễn. Càng bất ngờ hơn khi ngôi trường hiện đại giữa trung tâm thành phố quan tâm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trường đã thành lập đội chiêng Mường của học sinh, mời nghệ nhân ưu tú Bùi Tiến Xô, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) đến truyền dạy chiêng Mường và nhạc cụ dân tộc Mường… Đây chỉ là một trong nhiều ngôi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã và đang nỗ lực, có những cách làm khác nhau để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh phát  huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng

Đến tổ 1, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình, nhiều người biết đến ông Nguyễn Ngọc Ánh không chỉ bởi sự cần mẫn trong công tác hội, mà còn là người có uy tín tiêu biểu ở khu dân cư. Sinh năm 1942, dù tuổi đã cao nhưng ông Ánh vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nhiệt tình với công việc của tổ, được người dân trên địa bàn nể trọng.

Đa dạng hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc thiểu số 

Hoà Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc có 6 dân tộc chính (Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông) cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 64%. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng. Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh đã đạt nhiều kết quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống.

Xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, hệ thống chính trị các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thường xuyên được củng cố và kiện toàn. Công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS được đẩy mạnh. Đảng bộ tỉnh hiện có 13 đảng bộ trực thuộc với 732 tổ chức cơ sở đảng, 70.192 đảng viên, trong đó có 43.205 đảng viên là người DTTS, chiếm 61,55%. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được quan tâm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 10-ĐA/TU và Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người DTTS tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là người DTTS tham gia cấp ủy và HĐND các cấp đạt tỷ lệ cao.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Pà Cò nỗ lực thực hiện bình đẳng giới

Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 được Hội LHPN xã Pà Cò (Mai Châu) thực hiện đạt kết quả nhất định. Dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, xóa định kiến trong cộng đồng, mà còn thúc đẩy việc chăm lo đời sống, giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số. 

Huyện Cao Phong: Trên 88% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế

Theo UBND huyện Cao Phong, giai đoạn 2019-2024, huyện chú trọng thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm bảo đảm cho mọi người dân trên địa bàn được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Vấn đề bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn và người nghèo vùng khó khăn cơ bản được giải quyết. Huyện có trên 88% đồng dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế.

Xã Toàn Sơn: Hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Toàn Sơn là xã vùng thấp của huyện Đà Bắc, tổng diện tích tự nhiên 2.758 ha. Xã có 5 xóm, 688 hộ, 2.596 nhân khẩu. Trên địa bàn xã có 5 dân tộc sinh sống, trong đó 4 dân tộc thiểu số là Dao, Mường, Tày, Thái; dân tộc Dao đông nhất chiếm 44% dân số toàn xã. Những chính sách dân tộc được triển khai thực hiện trên địa bàn xã góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.