Bà Bùi Thị Sừ, 68 tuổi ở xóm Lâu Kỵ, xã Tân Lập (Lạc Sơn) là tấm gương sáng của người phụ nữ dân tộc Mường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Từ việc gìn giữ nghề dệt vải, đến vai trò tiên phong trong các phong trào xã hội, bà đã khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ cao tuổi trong xây dựng cộng đồng. Với nghị lực vượt khó và tinh thần trách nhiệm cao, bà xứng đáng là hình mẫu phụ nữ thời đại mới, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.


Bà Bùi Thị Sừ, xóm Lâu Kỵ, xã Tân Lập (Lạc Sơn) chăm sóc đàn gà của gia đình.

Với vai trò Tổ trưởng Tổ Phụ nữ cao tuổi, bà Sừ luôn tích cực tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện các phong trào, cuộc vận động tiêu biểu của Hội LHPN như: "Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; vận động hội viên đóng góp xây dựng NTM...

Bà Sừ chia sẻ: Một trong những hoạt động tôi rất tâm đắc, từ đó chú tâm thực hiện là Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Để khuyến khích hội viên trong tổ phụ nữ thực hiện hiệu quả cuộc vận động, tôi trực tiếp, thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xử lý rác thải, trồng hoa, làm sạch môi trường sống và hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế. Hội viên đã hưởng ứng tích cực và cùng tham gia những việc làm thiết thực. Từ đó, góp phần quan trọng xây dựng NTM ở địa phương, cải thiện đáng kể môi trường sống và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Trong công tác hội, bà Sừ còn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao tại nơi cư trú. Bà thường xuyên tham gia luyện tập thể dục, thể thao và góp phần xây dựng nếp sống văn minh trong các lễ cưới, tang lễ và các hoạt động lễ hội.

Chị Bùi Thị Thùy, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Lập cho biết: Sinh ra trong một gia đình người Mường, bà Bùi Thị Sừ từ nhỏ đã học cách kéo tơ, dệt vải từ các bà, các mẹ. Nghề dệt truyền thống của người Mường không chỉ được bà gìn giữ mà còn phát triển mạnh. Mỗi năm, bà dệt được 120 m cạp váy Mường, mang lại nguồn thu nhập 120 triệu đồng, góp phần cải thiện kinh tế gia đình.

Cuộc sống của bà Sừ không chỉ nổi bật bởi những đóng góp cho xã hội mà còn ở nghị lực kiên cường vượt qua khó khăn cá nhân. Chồng mất khi bà mới 37 tuổi, một mình gánh vác việc nuôi con khôn lớn. Dù hoàn cảnh khó khăn, bà vẫn chăm chỉ làm ruộng, chăn nuôi để đảm bảo các con được ăn học đầy đủ. Đến nay, các con của bà đã trưởng thành và có công việc ổn định. Mặc dù tuổi đã cao, bà vẫn tham gia sản xuất với các mô hình chăn nuôi phù hợp, gồm nuôi 200 con gà, 2 con lợn nái và 20 con lợn thịt.

Bà Bùi Thị Sừ còn là tấm gương sáng trong các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa và khuyến học. Gia đình bà nhiều năm liền được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu, hình mẫu về lối sống giản dị, cần kiệm và đạo đức. Bà luôn tích cực thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đề cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí và vận động mọi người cùng thực hiện.


Hồng Duyên

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Khó nguồn vốn đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên. Tuy nhiên,  huyện vẫn gặp khó khăn trong bố trí nguồn vốn đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Triển khai dự án bảo tồn văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Theo Ban Dân tộc, tổng nguồn vốn thực hiện Dự án 6 năm 2024 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh hơn 63,6 tỷ đồng. Đây là dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Huyện Đà Bắc phát triển kinh tế rừng, nâng cao thu nhập

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc đã đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng. Qua đó không chỉ bảo vệ rừng tốt hơn, mà còn giúp bà con nâng cao thu nhập.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phát triển sản xuất vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ, đồng bào các dân tộc huyện Kim Bôi nỗ lực phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, toàn diện. Cơ sở hạ tầng được xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước hiện đại. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Đời sống đồng bào được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi đổi thay. Quốc phòng - an ninh được được đảm bảo.

Trên 255 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị

Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vồn thực hiện Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 trên 255,3 tỷ đồng. Đây là dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.

Huyện Kim Bôi: Đào tạo nghề cho hơn 1.000 lao động vùng dân tộc thiểu số

Hoạt động đào tạo nghề thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ triển khai. Theo kế hoạch năm 2024, huyện tuyển sinh, đào tạo 30 lớp với tổng số 1.050 học viên thuộc đối tượng người lao động vùng dân tộc thiểu số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục