(HBĐT) - Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản (DAXDCB) huyện Lạc Thủy đang tích cực phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện đầu tư cho 28 dự án nhằm đảm bảo tiến độ thi công. Trong đó, tập trung vào 8 dự án trọng điểm từ nguồn ngân sách Nhà nước, góp phần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương.


Tuyến đường đi các xã Khoan Dụ - Yên Bồng (Lạc Thủy) thuộc tỉnh lộ 438 được đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo theo kế hoạch.

Hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp các dự án đang thực hiện đầu tư, cụ thể như nguồn vốn ODA 1 dự án; ngân sách T.Ư 2 dự án; ngân sách tỉnh 4 dự án; ngân sách huyện 21 dự án. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), nhất là ở các dự án trọng điểm được thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho Nhân dân và tiến độ thi công công trình. Điển hình như dự án trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bôi và nâng cấp tuyến đê bao ngăn lũ sông Bôi kết hợp đường giao thông chạy lũ. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 217 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2018 - 2022, các hạng mục gồm: Trồng, chăm sóc, bảo vệ, phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn tổng diện tích 543 ha; xây dựng hơn 6,8 km đê bao ngăn lũ kết hợp đường giao thông. Đến nay, hạng mục trồng và bảo vệ rừng đã hoàn thành; hạng mục đê bao đã hoàn thành 95%. Có 795 hộ bị ảnh hưởng đã được phê duyệt và chi trả kinh phí GPMB với hơn 38 tỷ đồng. Ban Quản lý đã xây dựng phương án hỗ trợ hạn chế sử dụng đất, xác định cụ thể khoảng cách nhà ở và chân đê, trao đổi với đại diện hộ gia đình để xin ý kiến về phương án.
Dự án xây dựng và nâng cấp hạ tầng du lịch khu di tích chùa Tiên, xã Phú Nghĩa có tổng mức đầu tư hơn 234 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ ngày 18/10/2018 đến năm 2024. Trong đó, các hạng mục chính như: Đường giao thông với 2 tuyến, tổng chiều dài gần 11 km; bãi đỗ xe rộng 2 ha và khu chợ rộng 0,5 ha. Hiện, dự án đang trong giai đoạn trình thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình. Về việc GPMB đối với dự án này, UBND huyện đã phê duyệt phương án bồi thường cho 41 hộ hơn 6,8 tỷ đồng. Ngày 30/12/2021, UBND huyện tiếp tục phê duyệt bổ sung phương án GPMB cho các hộ có đất nông nghiệp tại khu Đồi với giá trị 2,7 tỷ đồng. Theo kế hoạch, công tác GPMB ở tất cả các hạng mục dự án sẽ hoàn thành trong quý II/2022. 

Về cơ bản, các dự án đang thực hiện đầu tư thuận lợi trong GPMB và đảm bảo tiến độ triển khai, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc, hạn chế trong việc thực hiện do những nguyên nhân chủ quan, khách quan. Theo đó, một số công trình, dự án tiến độ thi công còn chậm do nhà thầu chưa tập trung đầy đủ máy móc, thiết bị, vật tư, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập trung các nguồn lực thi công dự án. Nguồn vốn ngân sách cấp cho dự án để thực hiện đền bù, GPMB còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của các dự án. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án chưa chấp hành nghiêm túc quy định của Nhà nước liên quan đến công tác đền bù, GPMB, còn làm phát sinh thêm tài sản, vật kiến trúc khiến kinh phí đền bù gia tăng.

Nhằm khắc phục khó khăn đó, đồng chí Bùi Mạnh Tường, Giám đốc Ban Quản lý DAXDCB huyện cho biết: "Huyện tiếp tục đôn đốc theo từng tháng, quý cụ thể để các đơn vị tập trung nhân lực, thiết bị, vật tư nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục của dự án theo đúng kế hoạch. Tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành cho các dự án thành nhiều đợt, tránh để dồn khối lượng vào cuối năm, giải ngân hết kế hoạch vốn đã cấp cho các dự án. Về GPMB, Ban chủ động phối hợp tốt với UBND các xã, thị trấn nơi có dự án để làm công tác tuyên truyền, phổ biến cho các hộ còn kiến nghị về các chế độ liên quan đến đền bù hỗ trợ về đất và tài sản trên đất. Đồng thời, kiểm tra, bổ sung kịp thời những thiếu sót về đất đai và tài sản trong quá trình kê khai, kiểm đếm để đưa bổ sung vào phương án”.

Thanh Sơn


Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục