(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 161/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số (CĐS) Quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh.


Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) đầu tư trang thiết bị đảm bảo, giúp học sinh được tiếp cận môi trường số thuận lợi và nâng cao hiệu quả học tập.

Cụ thể, toàn tỉnh sẽ tập trung tổ chức các hoạt động truyền thông và hưởng ứng Ngày CĐS Quốc gia năm 2022: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Ngày CĐS Quốc gia năm 2022 trên môi trường số và các hình thức phù hợp khác. Tổ chức các hoạt động cộng đồng với tinh thần "khỏe trong môi trường thực để khỏe trong môi trường số”. Tổ chức phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Thúc đẩy, quảng bá toàn dân tăng cường sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số. Thúc đẩy phổ cập kỹ năng số, giúp người dân được thụ hưởng các kết quả do CĐS mang lại…

Bám sát chủ đề "CĐS vì cuộc sống tốt đẹp hơn”, các hoạt động sẽ mang một tinh thần chung là đổi mới, sáng tạo, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Theo UBND tỉnh, việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày CĐS Quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả định hướng trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là "Đẩy mạnh CĐS quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng KH&CN, đổi mới, sáng tạo”; góp phần thực hiện các mục tiêu về CĐS tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CĐS đối với cuộc sống riêng của mỗi người và sự phát triển chung của tỉnh, của đất nước. Đặc biệt, góp phần thúc đẩy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân dân trong công cuộc CĐS.


K.A(TH)


Các tin khác


Thúc đẩy giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư

(HBĐT) - Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tư (NĐT) tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính và các thủ tục khác liên quan đến thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Có dự án cũng có nghĩa công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hồi đất được triển khai mạnh mẽ. Tuy vậy, đây là nhiệm vụ luôn gặp rất nhiều khó khăn, bởi ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong diện phải GPMB.

Kỳ vọng giải pháp mạnh của tỉnh để cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Chỉ số PCI năm 2021 của Hòa Bình tụt sâu về thứ hạng và điểm số. Song, nhiều doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) cho rằng, trong hạn chế, thách thức này cũng là cơ hội để tỉnh và các sở, ngành, địa phương nhìn nhận, đánh giá sát, đúng thực tế, từ đó có những giải pháp mạnh tạo ra sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh ở những năm tới.

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại

(HBĐT) - Hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đang được đầu tư theo hướng hiện đại. Các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích và chợ truyền thống với nhiều dịch vụ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và trao đổi hàng hóa của người dân.

Phát triển đô thị có bản sắc, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

(HBĐT) - Các ngành và địa phương đang thực hiện các giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hoá (ĐTH) của tỉnh đạt 38%, tập trung vào các giải pháp quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng các dự án, công trình trọng điểm, phát triển công nghiệp dịch vụ gắn với phát triển đô thị, phát triển đô thị gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Áp dụng Bộ chỉ số DDCI: "Đòn bẩy" mạnh cho năng lực điều hành kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố và các sở, ban, ngành (DDCI) là một chỉ số tổng hợp sử dụng để khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (HKD) về các khía cạnh khác nhau trong năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh (CTMTKD) của 10 huyện, thành phố và 26 sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Áp dụng DDCI nhằm đánh giá năng lực của chính quyền cấp huyện, cấp sở trong điều hành kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh tại địa phương. Từ đó, nghiên cứu các giải pháp giúp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của các lĩnh vực được khảo sát.

Huyện Lạc Thủy tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án ngoài ngân sách

(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Thủy đang triển khai 27 công trình, dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB), trong đó, 6 dự án ngoài ngân sách và 21 dự án ngân sách Nhà nước với diện tích 771 ha (dự án Nhà nước thu hồi đất 158 ha, dự án thỏa thuận 592 ha). BTV Huyện uỷ đã tập trung chỉ đạo công tác GPMB. Đối với các dự án trọng điểm, huyện thành lập tổ công tác phối hợp chủ đầu tư để tập trung thực hiện, đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục