(HBĐT) - Ngày 26/9, Sở TT&TT phối hợp với Cục chuyển đổi số (CĐS) Quốc gia - Bộ TT&TT tổ chức hội nghị trực tuyến bồi dưỡng tập huấn kỹ năng số cộng đồng cho các tổ công nghệ số cộng đồng (TCNSCĐ) trên địa bàn tỉnh. Tham gia hội nghị có cán bộ Ủy ban Quốc gia về CĐS, Cục CĐS Quốc gia, Bộ TT&TT, lãnh đạo Tỉnh Đoàn, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo UBND 151 xã, phường, thị trấn, thành viên nhóm quản lý, điều hành và hỗ trợ hoạt động TCNSCĐ cấp xã.
Cán bộ Ủy ban Quốc gia về chuyển
đổi số, Cục chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT phổ biến kiến thức cơ bản về
chuyển đổi số.
Tại hội nghị tập huấn, các đại
biểu đã được nghe phổ biến các nội dung về: Tổng quan về TCNSCĐ, hình thức triển khai và các nội dung triển khai theo
Công văn số 4510/BTTTT-CĐSQG của Bộ TT&TT; hướng dẫn sử dụng Cổng cung cấp
dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; hướng dẫn thực hiện thanh toán trực tuyến
không dùng tiền mặt trong giải quyết TTHC; hướng dẫn sử dụng trình duyệt Cốc
Cốc; hướng dẫn sử dụng Viettel Money; hướng dẫn sử dụng VNPT Money; hướng dẫn
tham gia Sàn thương mại điện tử Postmart.
TCNSCĐtrên địa bàn tỉnh Hòa Bình được thành lập theo Kế
hoạch số 147/KH-UBND, ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh.TCNSCĐ được thành lập có nhiệm vụ là cầu nối giữa chính
quyền địa phương với người dân trên địa bàn, để kịp thời thông tin, tuyên
truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác CĐS; trực
tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ số, thương mại
điện tử, dịch vụ công trực tuyến...; tham gia thực hiện CĐStrong từng
lĩnh vực của đời sống, từ đó cùng chính quyền xây dựng chính quyền số, phát
triển kinh tế số, xã hội số đến thôn, xóm, khu phố. Hiện,toàn tỉnh có
khoảng 6.000 thành viên TCNSCĐ.
Sau hội nghị TCNSCĐtriển khai các
ứng dụng đã được tập huấn đến từng khu dân cư, hộ gia đình và cá nhân từ đó
nhằm đẩy mạnh quá trình CĐS tại địa phương xây dựng chính quyền số, thúc
đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho người dân và xã hội.
Việt Lâm
(HBĐT) - Chỉ số PCI năm 2021 của Hòa Bình tụt sâu về thứ hạng và điểm số. Song, nhiều doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) cho rằng, trong hạn chế, thách thức này cũng là cơ hội để tỉnh và các sở, ngành, địa phương nhìn nhận, đánh giá sát, đúng thực tế, từ đó có những giải pháp mạnh tạo ra sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh ở những năm tới.
(HBĐT) - Hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đang được đầu tư theo hướng hiện đại. Các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích và chợ truyền thống với nhiều dịch vụ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và trao đổi hàng hóa của người dân.
(HBĐT) - Các ngành và địa phương đang thực hiện các giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hoá (ĐTH) của tỉnh đạt 38%, tập trung vào các giải pháp quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng các dự án, công trình trọng điểm, phát triển công nghiệp dịch vụ gắn với phát triển đô thị, phát triển đô thị gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
(HBĐT) - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố và các sở, ban, ngành (DDCI) là một chỉ số tổng hợp sử dụng để khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (HKD) về các khía cạnh khác nhau trong năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh (CTMTKD) của 10 huyện, thành phố và 26 sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Áp dụng DDCI nhằm đánh giá năng lực của chính quyền cấp huyện, cấp sở trong điều hành kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh tại địa phương. Từ đó, nghiên cứu các giải pháp giúp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của các lĩnh vực được khảo sát.
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Thủy đang triển khai 27 công trình, dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB), trong đó, 6 dự án ngoài ngân sách và 21 dự án ngân sách Nhà nước với diện tích 771 ha (dự án Nhà nước thu hồi đất 158 ha, dự án thỏa thuận 592 ha). BTV Huyện uỷ đã tập trung chỉ đạo công tác GPMB. Đối với các dự án trọng điểm, huyện thành lập tổ công tác phối hợp chủ đầu tư để tập trung thực hiện, đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định.
(HBĐT) - Việc sử dụng nguồn ngân sách công đầu tư trong xây dựng các công trình cơ bản của huyện Cao Phong thời gian qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Các công trình được bàn giao đưa vào sử dụng không chỉ phát huy tối đa công năng mà còn tạo diện mạo mới nhiều khởi sắc cho huyện.