(HBĐT) - Chỉ số PCI năm 2021 của Hòa Bình tụt sâu về thứ hạng và điểm số. Song, nhiều doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) cho rằng, trong hạn chế, thách thức này cũng là cơ hội để tỉnh và các sở, ngành, địa phương nhìn nhận, đánh giá sát, đúng thực tế, từ đó có những giải pháp mạnh tạo ra sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh ở những năm tới.


Nhiều tổ chức, cá nhân mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để tạo thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính.

Theo Hiệp hội DN tỉnh, thời gian qua, cộng đồng DN, NĐT trên địa bàn đánh giá rất cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho DN yên tâm hoạt động SX-KD. Tỉnh cũng quan tâm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc của các DN, NĐT, đặc biệt là những giải pháp hỗ trợ DN trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Tuy vậy, kết quả xếp hạng Chỉ số PCI của Hòa Bình năm 2021 rất thấp, đây không chỉ là "cú sốc" đối với tỉnh mà ngay với cả với nhiều DN, NĐT. Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn APEC bày tỏ: Khi nhận được kết quả thông báo về Chỉ số PCI của tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn APEC và cá nhân tôi rất bất ngờ. Bởi những gì đang trải nghiệm thực tế, chúng tôi thấy khá hài lòng với sự hỗ trợ, hợp tác của tỉnh và các địa phương. Tuy vậy, qua kết quả đánh giá các chỉ số thành phần trong PCI và DDCI năm 2021, chúng ta nên rà soát lại những tiêu chí có điểm số thấp, như tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức (CPKCT), minh bạch thông tin… để nghiêm túc nhìn nhận, làm rõ vấn đề, tìm giải pháp khắc phục. Chúng tôi kỳ vọng, khi đã nhìn nhận đúng thực tế thì cũng là động lực cho tăng hạng PCI của tỉnh, bởi dư địa còn rất lớn nếu chúng ta thực sự có sự đồng thuận, quyết tâm thay đổi.

Thực tế cho thấy, hiện NĐT đến với tỉnh tăng gấp nhiều lần so với các năm trước nên đương nhiên vấn đề đất đai là rất khó khăn. Cùng với đó là những quy định chặt chẽ trong chuyển đổi đất rừng, đất trồng lúa. Việc tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn là "điểm nghẽn" lớn nhất, gây bức xúc nhiều nhất do mất nhiều thời gian, dẫn đến mất cơ hội đầu tư của DN.  Do vậy, các DN mong muốn UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác GPMB các dự án đầu tư; có biện pháp kiểm soát các khu vực đã được quy hoạch, khu vực đang được NĐT nghiên cứu, khảo sát và triển khai dự án, không cho mua, bán, chuyển nhượng, xây dựng... để không gây thêm áp lực đối với DN, NĐT trong công tác đền bù GPMB.

Về lực cản trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, ông Hà Trung Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh chia sẻ: Hiện, trong tỉnh còn một số huyện không có khu công nghiệp, không có nhiều quỹ đất sạch cũng như cơ sở phát triển để thu hút được các DN, NĐT. Vì vậy, cộng đồng DN mong muốn cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo tạo quỹ đất sạch tại các địa phương. Đồng thời đầu tư công trình trọng điểm cho các huyện, nhất là về giao thông, khu - cụm công nghiệp, xem đây như "con chim mồi" giúp các huyện có cơ hội thu hút những NĐT lớn, từ đó mới tác động đến các DN nhỏ phát triển SX-KD, góp phần thúc đẩy KT-XH của các địa phương.

Một thực tế đáng bàn nữa là vấn đề CPKCT. Báo cáo phân tích các Chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh cho thấy: Tỷ lệ DN cho biết phải trả CPKCT cho cán bộ thanh, kiểm tra không được cải thiện nhiều so với năm 2020, với tỷ lệ là 45%, xếp thứ 61. Tỷ lệ DN trả CPKCT cho cán bộ thanh, kiểm tra tra phòng cháy, chữa cháy; thanh, kiểm tra môi trường; thanh, kiểm tra thuế; thanh, kiểm tra xây dựng; cán bộ quản lý thị trường đều ở mức cao lần lượt là 40% (xếp thứ 48), 33% (xếp thứ 31), 43% (xếp thứ 50), 72% (xếp thứ 35), 58% (xếp thứ 49). Tỷ lệ DN trả CPKCT khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện ở mức cao với 72%, xếp thứ 56 cả nước. Số DN phải trả CPKCT để đẩy nhanh thủ tục đất đai tăng cao, với tỷ lệ 48%, xếp thứ 47, so với năm 2020 tăng 16% và sụt giảm 15 bậc. Ngoài ra, tỷ lệ DN cho biết "hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến” với mức 65%, xếp thứ 53, so với năm 2020 tăng 5% và sụt 2 bậc...

Những hạn chế, yếu kém trên liên quan trực tiếp tới đội ngũ cán bộ, chuyên viên các sở, ban, ngành chức năng. Chính vì vậy "Đề nghị UBND tỉnh có chế tài xử lý nghiêm, luân chuyển công tác đối với những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, DN. Đề nghị thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra 1 lần/năm; xử lý các cơ quan, cá nhân thực hiện kiểm tra khi chưa báo cáo và phải có kế hoạch kiểm tra hàng năm”, lãnh đạo Hiệp hội DN tỉnh đề đạt. 


Bình Giang

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Hiệu quả sử dụng ngân sách đầu tư công

(HBĐT) - Việc sử dụng nguồn ngân sách công đầu tư trong xây dựng các công trình cơ bản của huyện Cao Phong thời gian qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Các công trình được bàn giao đưa vào sử dụng không chỉ phát huy tối đa công năng mà còn tạo diện mạo mới nhiều khởi sắc cho huyện.

Tháo “điểm nghẽn” cho bài toán bồi thường, giải phóng mặt bằng: Bài 3 - Không để cản trở sự phát triển

(HBĐT) - Để đảm bảo mục tiêu phát triển KT - XH, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chủ trương tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là về giao thông, thủy lợi, khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án trong và ngoài ngân sách. Theo đó, sớm hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án được xem là khâu mấu chốt.

Tháo “điểm nghẽn” cho bài toán bồi thường, giải phóng mặt bằng: Bài 2 - Nhiều công trình, dự án còn chật vật

(HBĐT) - Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là các dự án đầu tư ngoài NSNN. Cấp ủy, chính quyền tỉnh thường xuyên làm việc, đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư (DN,NĐT) để nắm bắt thực trạng.

Tháo “điểm nghẽn” cho bài toán bồi thường, giải phóng mặt bằng: Bài 1 - Giải phóng mặt bằng - tạo đột phá thúc đẩy phát triển KT-XH

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với sự phát triển KT-XH, vấn đề giải phóng mặt bằng (GPMB) khi Nhà nước thu hồi đất để triển khai các dự án ngày càng nhiều với quy mô lớn. Công tác này đã được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân khi bị thu hồi đất. Do đó, công tác GPMB luôn là "điểm nghẽn” lớn nhất, ảnh hưởng đến thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. 

Huyện Lạc Thủy: Tập trung giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm

(HBĐT) - Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản (DAXDCB) huyện Lạc Thủy đang tích cực phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện đầu tư cho 28 dự án nhằm đảm bảo tiến độ thi công. Trong đó, tập trung vào 8 dự án trọng điểm từ nguồn ngân sách Nhà nước, góp phần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục