(HBĐT) - Bùi Minh Châu, Bùi Như Quỳnh, Bùi Thị Lệ Quyên là những cái tên đã được xướng lên tại lễ trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 18, năm 2022.


Học sinh trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) thuyết trình về sản phẩm lập trình ứng dụng khoa học công nghệ.

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo Bùi Thị Thanh Định, học sinh đến từ trường TH&THCS Tân Lập - ngôi trường còn nhiều khó khăn của huyện Lạc Sơn cùng triển khai đề tài khoa học được đánh giá cao về tính ứng dụng và đổi mới: Phần mềm "Vui học tiếng Anh cùng thỏ con”. Cạnh tranh với 832 sản phẩm khoa học trong cả nước gửi về dự thi, sản phẩm của học sinh vùng sâu, vùng xa của giáo dục Hòa Bình đã xuất sắc đoạt giải khuyến khích.

Đại diện nhóm, em Bùi Minh Châu chia sẻ: "Vui học tiếng Anh cùng thỏ con” là phần mềm thực hành từ vựng và mẫu câu tiếng Anh cho phép người dùng học trên máy tính mọi lúc, mọi nơi không cần tới mạng internet, không cần sách giáo khoa hay tài liệu giấy. Sở dĩ chúng em có ý tưởng tạo ra sản phẩm này vì trong quá trình học môn tin học được tiếp cận một công cụ lập trình cho trẻ em, đó là lập trình Scratch 3.0. Chúng em đã thực sự hứng thú, từ đó nảy ra ý tưởng tạo một phần mềm mang tới sự lôi cuốn, lý thú cho việc học từ vựng và thực hành mẫu câu tiếng Anh, qua đó giúp củng cố, ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, lâu hơn. Chúng em mong muốn khi sử dụng phần mềm này các bạn học sinh sẽ hứng thú hơn trong việc học từ vựng và thực hành các mẫu câu tiếng Anh.

Cô giáo Bùi Thị Thanh Định đã đồng hành cùng các học trò nên hiểu những khó khăn các em đã vượt qua để tạo được sản phẩm cuối cùng dự thi. Theo cô, điều đáng ghi nhận không phải là thành tích đạt được ở một sân chơi trí tuệ tầm vóc toàn quốc, mà là sự hứng thú, say mê của các em khi cùng nhau tạo ra phần mềm trong điều kiện vừa hạn chế về thời gian vừa thiếu trang thiết bị. Cô cho biết, sản phẩm hoàn toàn có thể được đưa vào các tiết chính khóa môn tin học, các tiết ngoại khóa tiếng Anh nhằm giúp học sinh thư giãn, luyện tập tư duy logic, không còn cảm thấy tin học và tiếng Anh là hai bộ môn khó. Đặc biệt, phần mềm càng có ý nghĩa vì giúp học sinh vùng khó khăn có thêm cơ hội được tiếp cận với ngôn ngữ lập trình mới và ngoại ngữ mới ngay từ cấp tiểu học.

Được biết, ngoài thành tích của cô Định và nhóm học trò trường TH&THCS Tân Lập, ngành GD&ĐT tỉnh vài năm trở lại đây đã gặt hái được những thành tích đáng tự hào, khi có những đại diện xuất sắc tham gia các sân chơi lớn về khoa học và công nghệ. Đó là những điểm sáng nổi bật trong hành trình khắc phục khó khăn để thực hiện chuyển đổi số ngành GD&ĐT.

Những năm qua, tuy trang thiết bị về công nghệ thông tin (CNTT) còn thiếu, không đồng bộ nhưng toàn ngành GD&ĐT đã nỗ lực phối hợp các đơn vị liên quan, chỉ đạo các nhà trường thực hiện việc dạy học tin học, khoa học máy tính và ứng dụng có hiệu quả CNTT trong giáo dục. 100% cơ sở giáo dục đã được kết nối mạng internet phục vụ công tác quản lý, dạy học. 100% cơ sở giáo dục ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Cơ sở dữ liệu giáo dục đã phát huy hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành. Đáng ghi nhận, việc dạy học lập trình và khoa học máy tính đã được triển khai từ cấp mầm non đến phổ thông. Các trường mầm non triển khai dạy học lập trình Scracth Junior cho trẻ 4, 5 tuổi. Hiện, toàn ngành có 1.000 điện thoại thông minh luân chuyển giữa các trường để thực hiện dạy lập trình cho trẻ; khoảng 1.000 giáo viên mầm non được tập huấn về phương pháp, kỹ năng dạy học lập trình cho trẻ.

Kết quả dạy học lập trình và khoa học máy tính đối với giáo dục tiểu học cũng đáng ghi nhận. Học sinh lớp 1, 2 được dạy lập trình Scratch Junior; lớp 3, 4, 5 ngoài việc dạy học môn tin học theo chương trình phổ thông hiện hành, ngành triển khai ngoại khóa lập trình Scratch. Toàn tỉnh có trên 200 giáo viên tin học, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn hàng năm đáp ứng yêu cầu. Đối với giáo dục THCS, ngoài dạy môn tin học theo chương trình hiện hành, ngành tổ chức ngoại khóa khoa học máy tính, lập trình Makecode kết hợp với mạch vi điều khiển Micro:Bit các cảm biến và một số vi mạch khác, đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu. Đối với giáo dục THPT, ngoài dạy môn tin học, ngành tổ chức dạy học ngoại khóa khoa học máy tính, lập trình Python kết hợp với các mạch vi điều khiển Arduino và máy tính nhúng Raspberry-Pi, các cảm biến và vi mạch khác. 

Tuy nhiên, theo khảo sát của Sở GD&ĐT, nhu cầu máy tính phục vụ dạy học tin học, khoa học máy tính và STEM trong các nhà trường hiện nay rất cao, toàn ngành cần bổ sung trên 12.000 bộ mới đáp ứng yêu cầu dạy học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Để triển khai dạy học trực tuyến cho học sinh cũng gặp nhiều khó khăn, với khoảng 45,47% học sinh không có thiết bị để học trực tuyến... Trên thực tế, trang thiết bị về CNTT, nhất là máy tính và thiết bị trình chiếu vừa thiếu vừa không đồng bộ, khiến hành trình thực hiện chuyển đổi số của ngành GD&ĐT gặp nhiều khó khăn. 


Thu Trang

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục