(HBĐT) - Ngành Y tế tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện chuyển đổi số (CĐS) phục vụ chuyên môn và người bệnh. Qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động của ngành nói chung, hướng đến nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) của Nhân dân trong tỉnh.



Đoàn thẩm định kiểm tra việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). 

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh là một trong những đơn vị đi đầu thực hiện CĐS, ứng dụng CNTT vào công tác KCB. Cùng với ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ y, bác sỹ chuyên sâu, gần đây, BVĐK tỉnh đã hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử. Đưa BVĐK tỉnh Hòa Bình trở thành bệnh viện thứ 38 của Việt Nam áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy.
TS. BS Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc BVĐK tỉnh chia sẻ: Hội đồng chuyên môn thẩm định gồm 11 thành viên đã tiến hành thẩm định, đánh giá việc sử dụng và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay thế cho việc in giấy. BVĐK tỉnh bắt đầu triển khai hệ thống phần mềm HIS-LIS từ tháng 12/2021. Tiếp theo đó, bệnh viện đưa vào áp dụng từng bước thanh toán điện tử, chữ ký số, thẻ khách hàng, triển khai hệ thống PACS, nâng cấp hệ thống, xe tiêm thông minh, kios… Đến tháng 9/2021, bệnh viện cơ bản hoàn thành các điều kiện ứng dụng bệnh án điện tử. Ngày 20/11/2022, Hội đồng thẩm định đã trực tiếp khảo sát, kiểm tra cơ sở hạ tầng, thực trạng hoạt động của phần mềm tại các khoa: Khám bệnh, Chẩn đoán hình ảnh, Chấn thương chỉnh hình. Qua đó đối chiếu với các tiêu chí quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT, Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế đã đạt các tiêu chí đề ra. Việc ứng dụng bệnh án điện tử không chỉ giúp bệnh viện trong quản lý, điều hành và cải cách quy trình KCB công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà cho người bệnh mà còn mang lại lợi ích thiết thực, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn.
Đồng chí Nguyễn Quốc Tiến, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Thời gian qua, Sở Y tế đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của ngành. 100% đơn vị trong ngành được cài đặt phần mềm quản lý văn bản điều hành tác nghiệp. Bên cạnh sử dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh, 100% cơ sở KCB công lập thuộc Sở Y tế đã triển khai hệ thống thông tin KCB quản lý bệnh viện và kết nối liên thông với cơ quan BHXH, Cổng dữ liệu của Bộ Y tế. Việc sử dụng phần mềm đi vào nề nếp giúp công tác quản lý, chỉ đạo được thực hiện nhanh, chính xác, đạt sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế. Người bệnh giảm thiểu được thời gian KCB.
Ngành Y tế đã ứng dụng CNTT hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 như các phần mềm khai báo y tế, quản lý thông tin tiêm vắc xin Covid-19; thực hiện kết nối, liên thông các cơ sở kinh doanh, cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh với Cơ sở dữ liệu dược quốc gia. Sở Y tế đã cấp, duyệt mã cho bác sỹ và cơ sở y tế phục vụ triển khai kê đơn thuốc điện tử và bán thuốc theo đơn. 
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc việc "làm sạch” số liệu tiêm chủng Covid-19, đồng thời triển khai ký số mũi tiêm và ký số cấp hộ chiếu vắc xin cho người dân ngay trong ngày. Việc thực hiện cấp hộ chiếu vắc xin giúp cho người dân thuận lợi việc đi lại trong nước và nước ngoài.
Có thể khẳng định, CĐS y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của 8 lĩnh vực ưu tiên của CĐS quốc gia đã được quy định. Trong đó đã chỉ rõ tất cả cơ sở KCB Nhà nước phải hình thành bộ phận y tế từ xa. Giai đoạn năm 2022 - 2025, Sở Y tế triển khai đề án KCB từ xa; hệ thống hỗ trợ tư vấn sức khỏe trực tuyến cho người dân; Đề án lập hồ sơ sức khỏe điện tử (dự kiến 95% người dân trên địa bàn tỉnh được tạo lập quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử). Bên cạnh đó, các cơ sở KCB đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng ứng dụng "VssID – BHXH số”, trên điện thoại thông minh bước đầu thí điểm sử dụng thẻ căn cước công dân để thay thế thẻ BHYT trong KCB. Thời gian tới, Sở Y tế tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ CĐS y tế. Tiếp tục triển khai ứng dụng CNTT trong CĐS    y tế, phục vụ nâng cao công tác KCB của Nhân dân và đảm bảo thanh toán BHYT trên địa bàn. 

Hương Lan


Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục