(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) không ngừng gia tăng các ứng dụng số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) và dịch vụ khách hàng (DVKH). Qua đó, giúp khách hàng có thể đăng ký các dịch vụ điện hay thanh toán tiền điện trực tuyến mọi lúc, mọi nơi theo cách dễ dàng nhất.

 Nhân viên Điện lực Cao Phong hướng dẫn khách hàng đăng ký mua điện qua Cổng Dịch vụ Công quốc gia. 

PC Hòa Bình hiện quản lý hơn 266 nghìn hợp đồng sử dụng điện. Đồng chí Trần Thị Út, Trưởng phòng Kinh doanh PC Hòa Bình cho biết: Những năm qua, việc nâng cao chất lượng dịch vụ để đem đến sự hài lòng cho khách hàng luôn là mục tiêu công ty nỗ lực thực hiện. Theo đó, công ty đang có những bước đi vững chắc trong việc số hóa dữ liệu quản lý, quy trình nghiệp vụ cũng như gia tăng các ứng dụng công nghệ vào SX-KD và DVKH. Đây là giải pháp quan trọng trong bối cảnh ngành Điện đang nỗ lực hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp số. Đồng thời, ứng dụng số sẽ đem lại nhiều tiện ích thiết thực đối với khách hàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh. Đến nay, hầu hết các dịch vụ về điện như: đăng ký cấp điện mới, thay đổi thông tin đã đăng ký, gia hạn hợp đồng mua bán điện, thanh toán tiền điện đều được thực hiện trên môi trường không gian mạng.

Đẩy mạnh ứng dụng số trong hoạt động SX-KD và DVKH, PC Hòa Bình đã thực hiện chuẩn hóa thông tin khách hàng bằng việc gắn biển nhận dạng và dán tem khách hàng. Tiếp tục triển khai thay thế công tơ điện tử có đo đếm dữ liệu từ xa. Đến hết tháng 10, toàn công ty đã lắp đặt trên 166 nghìn công tơ điện tử có đo đếm dữ liệu từ xa, đạt tỷ lệ 61,76%. Ngoài ra, toàn công ty đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt để đem lại sự tiện lợi cho khách hàng. Đến hết tháng 10/2022, trong tỉnh đã có trên 179 nghìn khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, đạt 69%; trên 23,5 nghìn khách hàng thanh toán trích nợ tự động, đạt 9,2%. Tỷ lệ tiếp nhận và xử lý các yêu cầu dịch vụ điện được thực hiện theo phương thức điện tử trong toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ đạt 99,69%. Tỷ lệ tiếp nhận và xử lý yêu cầu dịch vụ điện bằng phương thức điện tử cấp độ 4 đạt 99,94%.

Đồng chí Trần Thị Út, Trưởng phòng Kinh doanh PC Hòa Bình cho biết thêm: Trong thời gian tới, công ty tiếp tục áp dụng công nghệ mới và tự động hóa trong hoạt động SX-KD, DVKH. Triển khai vận hành các dự án tự động hóa lưới điện trung áp (DMS) và dự án đa chia đa nối (MDMC) theo chỉ đạo của Tổng công ty. Đẩy mạnh việc sử dụng các thiết bị khoa học công nghệ được tích cực ứng dụng trong vận hành lưới điện như: đo phóng điện cục bộ cáp ngầm trung thế bằng thiết bị PD, sử dụng camera ảnh nhiệt để phát hiện khiếm khuyết lưới điện.

Công ty phấn đấu hoàn thành triển khai công tác chuẩn hóa thông tin khách hàng. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện công tác tra cứu hồ sơ hợp đồng mua bán điện ngoài sinh hoạt trên hệ thống CMIS 3.0. Triển khai phương án chuyển đổi số kiểm tra, giám sát mua bán điện với mục tiêu số hóa 100% hồ sơ truy thu, bồi thường hoặc thoái hoàn, hồ sơ CRM. Lưu trữ dữ liệu trên các phần mềm của EVNNPC, đảm bảo thời gian luân chuyển hồ sơ, các tác nghiệp giữa các bộ phận nhanh, chính xác, đầy đủ kịp thời.

Bài, ảnh: Viết Đào


Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục