(HBĐT) - Trong vài năm trở lại đây, người dân, doanh nghiệp đã biết và quen với dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Dịch vụ không chỉ tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, chi phí gián tiếp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); làm chủ được thời gian nộp hồ sơ mà còn tránh được tệ nạn nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà… Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính công.


Các tổ chức, cá nhân đến giao dịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh được tạo điều kiện sử dụng các dịch vụ tiện ích.

Là người có hộ khẩu ở địa phương khác, chị Nguyễn Thị Lan, tạm trú tại phường Thống Nhất, TP Hòa Bình mua đất triển khai dự án trên địa bàn phường. Với nhiều thủ tục cần giải quyết, từ việc sang tên, chuyển đổi mục đích sử dụng, hồ sơ dự án đến đăng ký tạm trú cho lao động… chị đều phải đứng ra làm. Chị Lan cho biết: Trước đây, muốn giải quyết TTHC tôi phải đến trực tiếp cơ quan Nhà nước nhận phiếu theo thứ tự, chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ để xử lý. Mấy năm nay, khi sử dụng DVCTT, mọi việc liên quan đến TTHC, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở nhà hay cơ quan, đơn vị bằng máy tính, điện thoại thông minh kết nối internet. Đồng thời có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ của mình. Khi sử dụng DVCTT tiết kiệm được thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại.

Cùng chung quan điểm với chị Lan, chị Đào Thị Cúc ở phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình chia sẻ: Công tác giải quyết TTHC của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã có nhiều cải cách, đổi mới; quy trình giải quyết các thủ tục được rút gọn, thời gian giải quyết nhanh hơn; các TTHC được niêm yết công khai, tạo thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch, giảm thời gian, chi phí khiến người dân, tổ chức hài lòng.

Qua khảo sát tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các huyện, thành phố, việc nộp hồ sơ qua cổng DVCTT giúp tổ chức, cá nhân có thể thực hiện 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có mạng internet. Với DVCTT mức độ 3, tổ chức, công dân có thể đăng ký hồ sơ trực tuyến mọi lúc, mọi nơi. Chỉ sau vài thao tác đơn giản trên máy tính hoặc thiết bị di động có kết nối internet, hồ sơ đăng ký sẽ được gửi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tra cứu thông tin về thủ tục, tình trạng hồ sơ nhanh chóng, thuận lợi. Với DVCTT mức độ 4, người sử dụng có thể thanh toán phí, lệ phí (nếu có) trên môi trường mạng, nhận kết quả giải quyết TTHC trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính. Nói đơn giản hơn là với DVCTT mức độ 4, tổ chức, công dân không cần đến cơ quan Nhà nước mà vẫn có thể đăng ký và nhận kết quả giải quyết TTHC. Cùng với đó, khi ứng dụng phần mềm liên thông giữa Cổng Dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn/) với các sở, ngành đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, giảm giấy tờ, giảm công sức, thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho tổ chức, công dân.

Đồng chí Nguyễn Văn Tiệp, Chánh Văn phòng UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Thời gian qua, việc ứng dụng DVCTT được xem là khâu quan trọng, then chốt trong cải cách TTHC. Sử dụng DVCTT giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết TTHC; tăng tính công khai, minh bạch khi giải quyết TTHC; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ, công chức được phân công xử lý hồ sơ TTHC. Để thúc đẩy quá trình sử dụng DVCTT mức độ 3, 4, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng khi sử dụng DVCTT bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng như: tuyên truyền trên mạng xã hội facebook, zalo; trình chiếu các đoạn video hướng dẫn sử dụng dịch vụ đến tổ chức, người dân. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo, quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu sử dụng DVCTT khi giải quyết TTHC cũng như giới thiệu, hướng dẫn cho người thân thực hiện; quan tâm đầu tư trang thiết bị cần thiết tại Bộ phận một cửa để người dân, doanh nghiệp có thể thao tác, sử dụng việc nộp hồ sơ TTHC qua DVCTT.

Việc đẩy mạnh sử dụng DVCTT để giải quyết TTHC trong thời gian qua đã tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện thực hóa Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số trong tương lai.


Việt Lâm


Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục