Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Trong những năm qua, các phòng chuyên môn của huyện Cao Phong và UBND các xã, thị trấn đã tích cực ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính của huyện.


Đoàn Thanh niên xã Thu Phong (Cao Phong) phối hợp với bộ phận một cửa xã hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. 

Từ thực trạng hạ tầng KT-XH nói chung, hạ tầng số nói riêng còn khá yếu, ngay khi bắt tay thực hiện chiến lược chuyển đổi số (CĐS), huyện Cao Phong luôn trong tâm thế chủ động, khẩn trương. Theo đó, huyện sớm xây dựng kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo CĐS huyện, tổ giúp việc triển khai các nhiệm vụ tại địa phương, tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã…

Ngay từ đầu năm, UBND huyện chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh và nâng cao nhận thức, kiến thức về CĐS đến cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cũng như tạo được sự lan tỏa, đồng thuận của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện. 

Các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, đổi mới nội dung trên các kênh truyền thông như: Trang thông tin điện tử, điện thoại thông minh, mạng xã hội facebook, zalo, đài truyền thanh cơ sở, treo pano, áp phích, tờ rơi...; tuyên truyền lồng ghép qua các hội nghị, sinh hoạt cộng đồng. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của đảng viên, cán bộ, công chức, doanh nghiệp và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0  đối với sự phát triển KT-XH của huyện. Cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc thực hiện ứng dụng CNTT, sử dụng môi trường mạng để giải quyết công việc và phục vụ người dân, tổ chức tham gia sử dụng các dịch vụ công do cơ quan nhà nước cung cấp.

Đội ngũ cán bộ xã, thị trấn được chuẩn hóa về CNTT, từng bước thực hiện thành công mục tiêu "4 tăng, 2 giảm, 3 không”, gồm: tăng cường ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc; tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ; tăng sự hài lòng của tổ chức, công dân khi đến thực hiện các giao dịch hành chính; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); giảm chi phí thực hiện TTHC; không phiền hà, sách nhiễu; không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá 1 lần trong quá trình thẩm tra, thẩm định, trình giải quyết công việc và không trễ hẹn trong thực hiện các giao dịch hành chính.
Đối với tình hình triển khai ứng dụng dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp, từ năm 2023, huyện đã công bố 1.113 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 745 dịch vụ công trực tuyến một phần. Thống kê trong năm 2023, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện đã tiếp nhận và giải quyết 11.958 hồ sơ, trong đó, tiếp nhận trực tuyến 11.845 hồ sơ, đạt 99,1%. Trong 9 tháng năm 2024, toàn hệ thống của huyện tiếp nhận 78.706 văn bản đến; tổng số văn bản đi 15.729 (văn bản đi có ký số 15.509, đạt 98,6%). 

Đánh giá về kết quả đạt được, theo đồng chí Phạm Ngọc Nhất, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Cao Phong, đối với phần mềm quản lý văn bản điều hành, trong 9 tháng năm 2024, tỷ lệ tiếp nhận văn bản đến và phát hành văn bản đi qua hệ thống văn bản điều hành khá cao. Các xã, thị trấn tỷ lệ ký số đạt 99,8%. Các cơ quan, đơn vị huyện tỷ lệ ký số đạt 98%. Hệ thống thông tin báo cáo được các phòng, ban chuyên môn thực hiện đúng thời gian, không có báo cáo nộp không đúng hạn.

Đối với phần mềm một cửa điện tử, các xã, thị trấn có tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và giải quyết trực tuyến đạt 99,9%. Tỷ lệ số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC đạt 95,6%, tuy nhiên vẫn chưa đạt chỉ tiêu tỉnh giao 100%, dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 90,45%. 

Đối với Trang thông tin điện tử, một số đơn vị không thường xuyên cập nhật tin, bài và các chuyên mục có liên quan. Đa số đơn vị cấp xã chưa biết cách đăng tải tin, bài lên Trang thông tin điện tử sao cho đúng thể thức và đẹp về hình ảnh. 

Về phòng họp trực tuyến, một số đơn vị hệ thống phòng họp trực tuyến chưa đảm bảo về hình ảnh, âm thanh, đường truyền dẫn đến gián đoạn trong cuộc họp. Âm thanh phòng họp trực tuyến của huyện chưa rõ nét, chưa đáp ứng yêu cầu của tỉnh đề ra. Đối với thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, tỷ lệ thanh toán đạt 96,5%.


Hồng Trung


Các tin khác


Đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của khách hàng

Những năm qua, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng (KD&DVKH). Qua đó, từng bước hiện đại hóa lĩnh vực này, tạo sự công khai, minh bạch trong kinh doanh bán điện và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi.

Áp dụng chữ ký số tác động lớn đến lệnh chuyển tiền

Tại cuộc họp góp ý Dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy diễn ra ngày 11/7, đại diện Câu lạc bộ Pháp chế thuộc Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho rằng, việc áp dụng chữ ký số sẽ tác động lớn đến lệnh chuyển tiền của khách hàng.

Thành phố Hòa Bình đẩy mạnh chuyển đổi số

Thời gian qua, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong chính quyền điện tử trên địa bàn TP Hòa Bình đã được thực hiện có nền nếp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT giúp thành phố tạo nền tảng vững chắc phát triển chính quyền số, bảo đảm an toàn thông tin mạng, góp phần xây dựng thành phố thông minh, hiện đại.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ đã được ban hành và có những tác động tích cực giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có năng lực vươn ra toàn cầu. Trong hành trình đó, nhân lực số đóng vai trò cốt lõi, quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Xây dựng đô thị thông minh - nền tảng vững chắc xây dựng chính quyền điện tử

Tháng 9/2020, UBND tỉnh khai trương Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh. Đến nay, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, từ những kết quả đạt được góp phần tạo nền tảng quan trọng trong xây dựng chính quyền điện tử, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục