Thời gian qua, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) chú trọng xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân.


Người dân đến giao dịch tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND xã Vũ Bình (Lạc Sơn) được cán bộ, công chức xã hỗ trợ, giúp đỡ.

Do có yêu cầu phải xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng lại đi làm ăn xa, không có mặt tại địa phương. Tuy vậy, anh Bùi Văn Bảy (đăng ký thường trú tại xóm Mè, xã Vũ Bình) đã thông qua các ứng dụng dịch vụ công theo mô hình chuyển đổi số (CĐS) cấp xã chủ động kết nối, nộp hồ sơ trên môi trường mạng. Được cán bộ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND xã tiếp nhận, nhanh chóng giải quyết các thủ tục có liên quan.

Theo đồng chí Bùi Minh Tặng, Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Bình: Anh Bùi Văn Bảy là một trong nhiều trường hợp có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến bản thân, nhưng tại thời điểm yêu cầu giải quyết TTHC không có mặt ở địa phương đã được cán bộ chức năng của xã tiếp nhận hồ sơ, giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng.

Để có được kết quả này, thời gian qua xã Vũ Bình đã đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả mô hình CĐS cấp xã do UBND huyện triển khai. Theo đó, tiêu chí mô hình CĐS cấp xã của huyện Lạc Sơn được xác định mức độ hoàn thành đối với 6 nhóm tiêu chí và 27 tiêu chí thành phần, bao gồm: đào tạo, chuyển đổi nhận thức; hạ tầng số; đảm bảo an toàn thông tin mạng; chính quyền số; kinh tế số; xã hội số. Đến nay, sau 1 năm triển khai thực hiện, về cơ bản xã Vũ Bình đã đáp ứng được các tiêu chí của mô hình. Toàn xã có trên 70% hộ dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ internet băng thông rộng để phục vụ các hoạt động trên môi trường mạng; 20/20 xóm được phổ cập dịch vụ thông tin di động 3G/4G; 100% hồ sơ, bản kết quả giải quyết TTHC của xã được số hóa, cập nhật, lưu trữ đầy đủ thông tin trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của huyện và tỉnh; 100% hồ sơ TTHC được luân chuyển để xử lý, giải quyết theo đúng quy trình trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, huyện.

Quá trình triển khai thực hiện việc giải quyết TTHC, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả luôn công khai trình tự, thời gian giải quyết TTHC theo quy định. Áp dụng các phần mềm "một cửa” hiện đại, hướng dẫn công dân, tổ chức, doanh nghiệp đến giao dịch tiếp cận với phần mềm. Chú trọng thực hiện đơn giản hóa TTHC tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân giao dịch. Cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động công vụ, công khai các chuẩn mực quy định hành chính của cơ quan... 

Đồng chí Bùi Minh Tặng, Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Bình cho biết: Thời gian qua, việc giải quyết TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của xã được thực hiện đúng quy định, chất lượng ngày càng cao. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kỷ luật, kỷ cương hành chính tiếp tục được thực hiện nghiêm túc. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong công việc chuyên môn. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng cải cách hành chính theo tinh thần phục vụ nhân dân, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ TTHC đạt 100%. Theo thống kê từ đầu năm đến tháng 8/2024, xã Vũ Bình tiếp nhận 2.750 hồ sơ TTHC, 100% hồ sơ được gải quyết, trả đúng hạn, không để xảy ra tình trạng giải quyết quá hạn phải thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức.

Cũng theo đồng chí Bùi Minh Tặng, kết quả đạt được là do UBND xã thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Tỷ lệ cán bộ xã Vũ Bình đạt chuẩn hiện là 90%; tỷ lệ đạt chuẩn của công chức cấp xã là 91%. Đến nay, 100% văn bản trao đổi giữa cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng, được ký số; tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng đạt 100%... 


Mạnh Hùng


Các tin khác


Áp dụng chữ ký số tác động lớn đến lệnh chuyển tiền

Tại cuộc họp góp ý Dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy diễn ra ngày 11/7, đại diện Câu lạc bộ Pháp chế thuộc Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho rằng, việc áp dụng chữ ký số sẽ tác động lớn đến lệnh chuyển tiền của khách hàng.

Thành phố Hòa Bình đẩy mạnh chuyển đổi số

Thời gian qua, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong chính quyền điện tử trên địa bàn TP Hòa Bình đã được thực hiện có nền nếp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT giúp thành phố tạo nền tảng vững chắc phát triển chính quyền số, bảo đảm an toàn thông tin mạng, góp phần xây dựng thành phố thông minh, hiện đại.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ đã được ban hành và có những tác động tích cực giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có năng lực vươn ra toàn cầu. Trong hành trình đó, nhân lực số đóng vai trò cốt lõi, quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Xây dựng đô thị thông minh - nền tảng vững chắc xây dựng chính quyền điện tử

Tháng 9/2020, UBND tỉnh khai trương Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh. Đến nay, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, từ những kết quả đạt được góp phần tạo nền tảng quan trọng trong xây dựng chính quyền điện tử, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ

Chuyển đổi số (CĐS) đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng và phát  triển công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng phát triển   kinh tế - xã hội. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục