(HBĐT) - Qua nghiên cứu Dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng, tôi nhận thấy các văn kiện được chuẩn bị chu đáo, công phu, nghiêm túc, có chất lượng, có kết cấu phù hợp, bố cục rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; đồng thời nhận thấy, cách viết báo cáo chính trị lần này đã vượt ra khỏi sự khô cứng của một văn bản chính trị, có sự tư duy, đổi mới và thu hút nhất định. Đặc biệt, Báo cáo chính trị đánh giá tương đối đầy đủ, toàn diện những thành tựu nổi bật của đất nước trong nhiệm kỳ qua, qua đó đã tạo niềm tin tưởng, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân vào sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.
Góp ý vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng xin được tiếp cận đối với chuyên đề xây dựng Đảng nói chung, tập trung đi sâu vào lĩnh vực công tác KT,GS và thi hành kỷ luật Đảng nói riêng. Trước tiên, tôi rất tán thành với việc đánh giá về tình hình xây dựng Đảng trong 5 năm qua, nhất là tình hình thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và việc thực hiện quy định Điều lệ Đảng.
Đối với nội dung xây dựng Đảng trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng được trình bày đầy đủ, toàn diện, thẳng thắn, cả kết quả, hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới và dài hạn hơn, điều này cho thấy, vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng có tầm quan trọng đặc biệt; là vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đối với công tác KT,GS, kỷ luật đảng, dự thảo đã nêu đầy đủ các thành tố, đó là công tác KT,GS, kỷ luật của Đảng cần: “Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác KT,GS, kỷ luật Đảng” thông qua viêc các cấp uỷ, tổ chức Đảng, CB,ĐV mà trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao được nhận thức về công tác KT,GS để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác KT,GS; nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ KT,GS theo quy định của Điều lệ Đảng. Trong đó, nhấn mạnh: chú trọng KT,GS người đứng đầu tổ chức Đảng, Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Công tác KT,GS của Đảng phải phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của Nhà nước (Chính phủ), công tác giám sát của HĐND (Quốc hội) và các cơ quan hành pháp, tư pháp, MTTQ và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và thẩm quyền của mỗi cơ quan. Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa UBKT đảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xem xét KN-TC và xử lý kỷ luật CB,ĐV. Đánh giá sát, đúng kết quả xây dựng Đảng về chính trị, về công tác tư tưởng, lý luận, về rèn luyện phẩm chất, đạo đức của CB,ĐV, về tổ chức bộ máy của Đảng và công tác cán bộ, về công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng và bảo vệ chính trị nội bộ, về công tác dân vận và về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.
Tôi đồng tình cao về phương hướng, nhiệm vụ sắp tới là việc tăng cường, nghiên cứu để có quy định cụ thể về thẩm quyền, tổ chức bộ máy của UBKT, Cơ quan UBKT và chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng. Cụ thể như: trao thẩm quyền, tăng thẩm quyền kiểm tra, thi hành kỷ luật Đảng, giải quyết khiếu nại, kỷ luật đảng cho UBKT các cấp như: trao thẩm quyền thi hành kỷ luật cho UBKT Đảng ủy cơ sở...; thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đối với cấp ủy viên cấp dưới cho UBKT của cấp huyện (và tương tương) và cấp tỉnh (và tương tương) và thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng cấp dưới...; hoàn thiện cơ chế, phương pháp, quy trình KT,GS, thi hành kỷ luật Đảng và giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng; quy định rõ từng đối tượng (đảng viên thuộc diện cấp ủy quản lý hay là đảng viên không giữ chức vụ) được giải quyết khiếu nại kỷ luật và cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng tương đương với thẩm quyền quản lý của cấp ủy, tổ chức Đảng nơi đảng viên đó công tác...; đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp (cần có nhiều chuyên đề cụ thể gắn với thực tiễn); có chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ làm công tác kiểm tra để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay; mở rộng đối tượng, nội dung được KT,GS mà nhất là đối với các cơ quan Nhà nước, các đơn vị kinh tế nơi thường dễ nảy sinh ra sai phạm; Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa UBKT với các tổ chức Đảng, cơ quan có liên trong thực hiện nhiệm vụ KT,GS, thi hành kỷ luật Đảng.
Hoàng Văn Đức
(TVT.U, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy)
(HBĐT) - Năm 2015 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Với chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm phát huy trí tuệ, tâm huyết, tình cảm và niềm tin của thế hệ trẻ đối với Đảng, BTV Tỉnh đoàn đã tập trung chỉ đạo các cấp bộ Đoàn đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng các cấp, trong đó, tổ chức cho ĐV-TN thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XII của Đảng.
(HBĐT) - Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tình hình biển Đông. Nhất quán với chủ trương, đường lối Đảng và nhân dân ta luôn kiên định với mục tiêu hòa bình, giữ vững độc lập chủ quyền, nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
(HBĐT) - Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 thành phần dân tộc, đã cùng đoàn kết chung sức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát triển các dân tộc thiểu số, ra sức xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15-9, Toàn văn các Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân đóng góp ý kiến. Các dự thảo văn kiện gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020.
Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15-9, Toàn văn các Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân đóng góp ý kiến. Các dự thảo văn kiện gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 (Dự thảo Báo cáo về kinh tế - xã hội).