(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 157 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại 14/29 xã, thị trấn. Trong đó, xã Liên Vũ 35 người, thị trấn Vụ Bản 33 người, Yên Phú 12 người, Tân Mỹ 13 người, ân Nghĩa 13 người.

 

Trong thời gian qua, số người nghiện trên địa bàn tăng do số từ trung tâm cai nghiện tại các trại giam về địa phương, công tác cai nghiện hiệu quả thấp, tỷ lệ tái nghiện cao (95%). Đa số người nghiện ma túy trình độ văn hóa thấp, có khoảng 10% không biết chữ, 59% trình độ văn hóa từ tiểu học và THCS. Có khoảng 2/3 người nghiện ma túy chưa được đào tạo nghề, gần 20% được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chỉ, khoảng 12% được đào tạo nghề và đã được cấp bằng chứng chỉ. Đa số người nghiện không có nghề nghiệp ổn định, chi tiêu chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của gia đình, thu nhập hợp pháp khoảng 1/3 số tiền thực tế người nghiện chi cho ma túy.

Đồng chí Quách Đình Thắng, Trưởng Công an thị trấn Vụ Bản cho biết: Trước đây, đối với các đối tượng nghiện, khi kiểm tra phát hiện dương tính với ma túy cơ quan chức năng sẽ làm thủ tục chuyển cho Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Hiện nay, việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc do Tòa án quyết định và việc đưa vào hình thức quản lý nào do cấp xã, thị trấn. Trên địa bàn thị trấn Vụ Bản đang quản lý 40 đối tượng là người nghiện, nghi nghiện. Nhiều người đã chuyển đi nơi khác làm ăn. Từ khi quản lý người nghiện theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng  đã đa dạng hình thức quản lý cai nghiện. Tuy nhiên, việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục rườm rà, cần phải phối hợp giữa các ngành, đoàn thể... Nhiều người nghiện lợi dụng ở ngoài xã hội vi phạm pháp luật. Do vậy, lực lượng công an thị trấn phải quản lý tốt đối tượng nghiện, hạn chế việc mất an ninh trật tự trên địa bàn.   

 

Đồng chí Bùi Thế Dũng, Phó trưởng Công an huyện Lạc Sơn cho biết: Việc lập hồ sơ quản lý người nghiện phải có xác nhận của trạm y tế cấp xã, nhưng hiện tại, cán bộ trạm y tế các xã, thị trấn trong huyện không có chứng chỉ đào tạo cắt cơn nghiện nên không đủ thẩm quyền để xác nhận người nào đó có nghiện ma túy hay không. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn, TAND huyện yêu cầu phải có đại diện ban, ngành, đoàn thể cấp cơ sở nhưng trong hướng dẫn tại Thông tư số 42/ 2014/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong công an nhân dân khi áp dụng và thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Bộ Công an chưa rõ về thẩm quyền đại diện người đề nghị dẫn đến chưa thống nhất trong quá trình thực hiện, phải bàn bạc nhiều lần. Khi có quyết định của TAND huyện, một số người nghiện bỏ trốn khỏi địa phương. Một số người nghiện không chấp hành việc xét xử của TAND huyện, không có mặt, do đó kéo dài thời gian xét xử. Có người trong thời gian xét duyệt hồ sơ và chờ TAND xét xử đã đối phó bằng hình thức tự nguyện cai nghiện tại trung tâm cai nghiện, các cơ sở cai nghiện tự nguyện, xin đăng ký có thẻ tham gia chương trình điều trị cai nghiện bằng Methadone không thông qua chính quyền địa phương... Do đó, Tòa án không được áp dụng các biện pháp hành chính đưa vào cơ sở bắt buộc, trong khi đó hồ sơ đã được các ngành chức năng thẩm định và hoàn thiện.

 

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2016/NĐ-CP về sửa đổi một số điều trong Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Theo đó, chỉ áp dụng những người đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện nếu phát hiện sử dụng ma túy bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cùng với việc cai nghiện tự nguyện... Do vậy, trong thời gian tới, các cấp, ngành có thẩm quyền cần sửa đổi, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn thực hiện lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Khi cấp thẻ tham gia chương trình điều trị cai nghiện bằng Methadone cần trao đổi, thông báo với Phòng LĐ -TB&XH, Công an huyện để xác định người nghiện có trong diện đang lập hồ sơ áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc.

 

                                                                                   Việt Lâm

 

Các tin khác

Đoàn tình nguyện tham gia đổ sân bê tông nhà văn hóa xóm Mùi, đây cũng là công trình thanh niên của tuổi trẻ huyện Kỳ Sơn hướng tới chào mừng 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh.

Trao tặng 18 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó

(HBĐT) - Ngày 18/8, tại Ban CHQS, LLVT huyện Kỳ Sơn đã tổ chức lễ trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện, hưởng ứng phong trào “Đồng hành cùng các em học sinh đến trường” do Bộ CHQS tỉnh phát động.

Hành khách VIP tát tiếp viên: Giàu tiền mà nghèo văn hóa

Tát tiếp viên hàng không chỉ là một chuyện. Nhiều kẻ dùng hàng hiệu, ngồi ghế hạng sang… nhưng cách hành xử thì lỗ mãng, vô văn hóa. Đáng lo…

Hiện thực hóa mục tiêu bình đẳng giới ở khu vực nông thôn

(HBĐT) - Sinh ra từ làng, khi trưởng thành xây dựng gia đình cũng ở quanh quẩn trong những ngôi làng ấy với những phong tục, tập quán còn tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” khiến suy nghĩ, tầm nhìn của người phụ nữ nông thôn luôn bị bó hẹp. Phải có những hoạt động cụ thể để huy động sự tham gia của phụ nữ, tạo điều kiện để chị em được giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức và một số kỹ năng… đó là lộ trình mà Hội LHPN huyện Kim Bôi đã vạch ra nhằm hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.

Phân bổ 8 tấn giống rau hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

(HBĐT) - Theo quyết định của UBND tỉnh về việc phân bổ giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Hòa Bình để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai năm 2015, tỉnh ta có 8 huyện, thành phố gồm: Kỳ Sơn, Lương Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, TP Hòa Bình được hỗ trợ giống rau để kịp thời phục vụ sản xuất vụ đông năm 2016, lượng giống được phân bổ 8 tấn.

Tin vui xuất khẩu lao động Hàn Quốc cho người lao động tỉnh ta

(HBĐT) - Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm- ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Sau thời gian không được cấp phép XKLĐ Hàn Quốc, trong 2 năm 2014- 2015, tỉnh ta đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động lao động ở Hàn Quốc về nước đúng thời hạn.

Từ chuyện một phụ nữ thiệt thòi trong hưởng dụng đất đai ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Thời điểm năm 2013, Hội Nông dân tỉnh đã khảo sát về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại 2 huyện Đà Bắc và Yên Thủy. Qua đó cho thấy có một bộ phận không nhỏ phụ nữ chưa biết mình có quyền đứng tên cùng chồng trên GCNQSDĐ. Trường hợp của bà Đinh Thị Hện ở xóm Tân Sơn, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) là một thí dụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục