Trước hình ảnh phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ) bị đánh khi đang tác nghiệp, Công an Hà Nội giải thích là do một cảnh sát đã gạt tay trúng vào má, đá nhưng không trúng.

 

Ngày 29/9, trả lời báo giới, đại tá Nguyễn Duy Ngọc (Phó giám đốc Công an Hà Nội, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra) thừa nhận đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát hình sự huyện Đông Anh và phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ) tác nghiệp tại hiện trường vụ tài xế taxi tử vong ở cầu Nhật Tân.

Cho rằng việc điều tra là "khách quan, chính xác", Công an Hà Nội xác định phóng viên đã không xuất trình được thẻ nhà báo, giấy giới thiệu cần thiết theo yêu cầu của những người bảo vệ hiện trường. Trong quá trình làm nhiệm vụ, cảnh sát tên Hưng "có dùng tay gạt nhà báo Quang Thế trúng vào má, có giơ chân đá, mặc dù không trúng". Một cảnh sát tên Thuyên "đưa tay gạt vào một máy quay”.

Theo lãnh đạo Công an Hà Nội, anh Quang Thế "không có thương tích" và cũng từ chối yêu cầu trưng cầu giám định sức khỏe.

cong-an-ha-noi-khien-trach-canh-sat-gat-tay-trung-ma-nha-bao

Công an Hà Nội cho rằng cảnh sát hình sự Đông Anh đã "gạt tay". Ảnh: MC.

Căn cứ quy tắc ứng xử của lực lượng công an nhân dân, Ban Chỉ huy Công an huyện Đông Anh đã kỷ luật hình thức khiển trách cảnh sát Hưng. Còn cảnh sát Thuyên chưa có hành động cụ thể gây ra tác hại cụ thể nên chỉ bị yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Về nội dung kết luận trên, trả lời VnExpress, ông Phan Hữu Minh, Trưởng ban kiểm tra Hội nhà báo Việt Nam, cho biết Hội chưa nhận được hồi đáp từ phía công an dù cơ quan này lên tiếng vào tuần trước. "Khi có văn bản trả lời chính thức, chúng tôi sẽ có ý kiến”, ông Minh nói.

14445330-625577400937104-8324280-n_14751

Theo kết luận của Công an Hà Nội, cảnh sát Hưng có đá nhưng không trúng.

Báo Tuổi trẻ đưa tin, chiều tối ngày 29/9, Công an quận Tây Hồ đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính với anh Quang Thế, mức tiền gần 14,5 triệu đồng. Theo đó, Quang Thế đã phạm các lỗi: vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.

Quang Thế cho hay không đồng ý với nhiều nội dung trong quyết định xử phạt của Công an Hà Nội, chỉ đồng ý lỗi vi phạm để xe trên cầu. Thời điểm xảy ra sự việc, anh hoạt động nghiệp vụ theo Luật Báo chí và theo pháp luật Việt Nam.

Khu vực xảy ra sự việc không có biển báo cấm chụp ảnh, ghi hình, lực lượng chức năng không căng dây bảo vệ hiện trường.

Trả lời VnExpress luật sư Vũ Tiến Vinh cho hay chỉ khu vực có biển báo cấm hoặc có yêu cầu (hợp pháp) của người có thẩm quyền, công dân mới không được phép quay phim, chụp ảnh. 

Trong hoạt động điều tra, căng dây (thường là dải băng chuyên dụng, có chữ cảnh báo trên bề mặt để mọi người dễ nhận biết) là để cấm người không có chức năng, nhiệm vụ đi vào chứ không đồng nghĩa với việc cấm quay phim, chụp ảnh. 

Sáng 23/9, phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ) tác nghiệp tìm hiểu vụ việc tài xế taxi tử vong dưới chân cầu Nhật Tân (Đông Anh, Hà Nội) thì bị một người mặc trang phục cảnh sát ngăn cản.

Anh Thế khi đi xa khoảng 30 m tiếp tục chụp ảnh thì bị một nhóm người cản trở. Một cảnh sát hình sự huyện Đông Anh mặc thường phục có mặt ở đây đã hành hung anh Thế. "Tôi bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu", anh Thế nói và cho hay chiếc camera đang cầm đã bị giật không cho tác nghiệp.

Chiều 23/9, thượng tá Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh đã đến Văn phòng đại diện của báo tại Hà Nội xin lỗi anh Quang Thế, thừa nhận "thái độ không đúng" của chiến sĩ dưới quyền.

Ông Thắng giải thích đây là các chiến sĩ trẻ, có thể do "bị áp lực" bảo vệ hiện trường đông người nên "hành xử không đúng".

Sáng 24/9, Hội Nhà báo Việt Nam gửi văn bản tới Công an Hà Nội đề nghị khẩn trương làm rõ để việc này không trở thành "tiền lệ xấu"Trao đổi với VnExpress, ông Phan Hữu Minh cho rằng đây là: "Hành vi xâm phạm thân thể nhà báo, phóng viên; cản trở, gây khó dễ cho việc tác nghiệp là trái với Luật Báo chí cũng như quyền hành nghề của nhà báo trên lãnh thổ Việt Nam".

Ngày 25/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung có văn bản giao Công an Hà Nội xác minh vụ việc, báo cáo trước ngày 27/9.

 

 

                                                                   Theo Vnexpress

 

 

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục