(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn - vùng đất cổ có tên gọi Mường Vang là một trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh Hòa Bình (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động), có gần 14 vạn người với trên 90% là đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Sau 130 năm thành lập và phát triển, trải qua bao gian khó, đến nay, huyện Lạc Sơn đã đổi thay diệu kỳ. Điều đó cũng dễ hiểu bởi sự đổi thay hôm nay là cả quá trình phát triển của lịch sử với bao thế hệ chiến đấu, hy sinh, xây dựng, vun đắp mới có được. Những bản Mường được bao bọc bởi núi, ôm trong lòng là suối, những ngôi nhà sàn thấp thoáng bình yên. Cuộc sống nơi đây hiền hòa, con người gần gũi và dung dị. Cuộc sống mới không chỉ ở những con đường mới mở, trường học mới xây mà còn rạng ngời trên khuôn mặt của người dân nơi đây.
Mùa vàng trên vùng Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn).
Đến xóm Vó Giữa, xã Nhân Nghĩa vào ngày cuối tuần, tình cờ chúng tôi được tham dự một buổi văn nghệ của người dân các xã trong vùng. Sau những ngày lao động vất vả, người nông dân lại hội tụ về nhà văn hóa trung tâm của cụm để sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Tiếng chiêng trầm bổng hòa quyện trong làn điệu dân ca, điệu múa uyển chuyển của các mế, các chị khiến không khí bản Mường vui như ngày hội. Vào những dịp lễ, tết, cụm văn hóa Mường Vang tổ chức giao lưu văn hóa, lễ hội văn hóa dân gian, những trò chơi dân gian, tập quán sinh hoạt của dân tộc. Xóm có 96 hộ với 419 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Mường. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 20,7 triệu đồng, có trên 90% gia đình đạt văn hoá. Xóm nhiều năm liền giữ vững danh hiệu làng văn hoá cấp tỉnh. 5 năm qua, thực hiện chương trình xây dựng NTM đã có hàng chục hộ hiến đất làm đường giao thông và các công trình hạ tầng khác; đóng góp hàng trăm triệu đồng và hàng nghìn công lao động tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hôm nay huyện Lạc Sơn đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, KT-XH phát triển không ngừng. Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11,76%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần tương ứng với sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Điểm nhấn của huyện trong những năm qua phải kể đến hệ thống cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư. 100% xã có điện lưới. Số hộ sử dụng nước sạch đạt hơn 95%... Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Lạc Sơn đã triển khai xây dựng hàng trăm hạng mục công trình giao thông, thủy lợi, trường học, công trình điện, trạm y tế, nhà văn hoá và khu thể thao xóm, xã... với tổng số vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Đến hết năm 2015, huyện Lạc Sơn có 3 xã đạt chuẩn NTM, các xã đều đạt từ 7 tiêu chí trở lên, số tiêu chí bình quân chung đạt 8,4 tiêu chí/xã. Các hoạt động VH-XH có nhiều tiến bộ. Hệ thống chính trị được củng cố; ANCT - TTATXH được giữ vững. Diện mạo nông thôn được cải thiện rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 18,35%, giảm bình quân trên 4%/năm so với năm 2011. Huyện đang tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển TTCN, các cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch, các làng nghề truyền thống như mây - tre đan, dệt thổ cẩm; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tận dụng quỹ đất tập trung trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của xã, xóm; công tác dạy nghề đã được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27,5% so với tổng số lao động trong độ tuổi.
Đồng chí Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Có được sự chuyển biến về KT-XH như hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền và nhân dân trong huyện. Để phát triển KT-XH trong những năm tới, huyện đề ra các giải pháp như: Tiếp tục phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thu hút đầu tư, xây dựng NTM, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Phát huy dân chủ, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho quá trình CNH-HĐH...
Hải Linh
(HBĐT) - Ngày 9/11, Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC) phối hợp với Agribank Hoà Bình tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Agribank Tân Lạc và khách hàng tham gia bảo hiểm phương tiện tại ABIC Hà Nội thông qua Chi nhánh ABIC tại Hoà Bình.
Chiều 9-11, thừa ủy quyền của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Trần Văn Nam, thay mặt Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đã thông tin đến các cơ quan báo chí về kết quả xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Quý, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy Công an huyện Bình Chánh
(HBĐT) - Sau 5 năm trở lại bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu) tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở đây. Từ một xóm tạm chủ yếu là những người ở Pà Cò đến làm kinh tế. Họ dựng nhà trông coi ngô theo mùa vụ, khi hết vụ ngô họ không ở nữa. Thấy điều kiện thuận tiện, một vài hộ mới lập gia đình về đây làm nhà ở hẳn để làm ăn kinh tế.
(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 22 cơ sở thờ tự, gồm có 12 chùa, 6 nhà thờ xứ, 4 nhà thờ họ với trên 48.000 tín đồ tôn giáo, chiếm gần 6% dân số toàn tỉnh. Bên cạnh những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số hiện tượng diễn biến phức tạp, đáng lo ngại như một số chức sắc, chức việc và tín đồ muốn thoát ly khỏi sự quản lý của chính quyền; lợi dụng hoạt động nhân đạo, từ thiện để truyền đạo trái phép. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy đã có Quyết định số 245/QĐ-TU về việc ban hành Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.
(HBĐT) - Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, toàn tỉnh hiện có 1.650 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (gọi tắt là người có uy tín).