(HBĐT) - Đó là nội dung trọng tâm được ngành NN& PTNT chú trọng thực hiện trong năm 2016 – Năm cao điểm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với nỗ lực chung của cả nước, ngành NN&PTNT tỉnh ta đã có một năm hành động khá quyết liệt để hướng tới mục tiêu: Ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và chất cấm, kháng sinh trong nuôi, bảo quản, chế biến thủy sản. Qua đó, từng bước tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
Chất cấm trong chăn nuôi là toàn bộ các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và được luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, theo quy định của luật pháp Việt Nam có 22 loại chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay là các chất tạo nạc thuộc nhóm Beta-agonist với 3 chất tiêu biểu là Clenbuterol, Salbutamol và Ractoppamine. Theo các nhà khoa học, nhóm chất cấm này gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người nếu ăn phải thịt của vật nuôi có sử dụng nhiều chất cấm. Chính vì vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải xử lý triệt để tận gốc những hành vi sử dụng, buôn bán, sản xuất chất cấm trong chăn nuôi. Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm của ngành NN&PTNT khi thực hiện Năm cao điểm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2016.
Người dân chọn mua sản phẩm thức ăn chăn nuôi không sử dụng chất cấm được bán tại đại lý thức ăn chăn nuôi Mạnh Hòa, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn).
Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT trao đổi: Kiên quyết ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ngay từ đầu năm 2016, Sở đã ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi. Đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được UBND tỉnh giao cho ngành nông nghiệp chủ trì thực hiện nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, ngành chủ trì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản, bảo đảm an toàn vệ sinh đối với các loại thực phẩm tươi sống; tổ chức thanh, kiểm tra sử dụng chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, kiểm tra các lò giết mổ gia súc và điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi đang lưu hành trên thị trường tại các cơ sở kinh doanh, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tập trung xử lý dứt điểm việc sử dụng Salbutamol, Vàng ô và các loại kháng sinh cấm trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến thực phẩm; siết chặt quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, quy trình sử dụng hóa chất BVTV, hóa chất bảo quản nông sản thực phẩm, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; định kỳ lấy mẫu các loại thực phẩm thuộc ngành quản lý lưu thông trên thị trường, kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng ATTP nhằm khuyến cáo cho người tiêu dùng và các cơ quan liên quan.
Theo kết quả thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.884 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Từ đầu năm đến nay, Sở NN&PTNT đã thanh tra, kiểm tra 247 lượt cơ sở. Qua đó phát hiện 50 cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính đối với 26 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và 14 cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản với tổng số tiền 88,5 triệu đồng. Đáng lưu ý, tuy chưa phát hiện được các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nhưng qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ tại chỗ một số hóa chất tại cơ sở sản xuất giá đỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ; phát hiện và tiêu hủy 200 kg nội tạng và sản phẩm động vật không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ tại chốt kiểm dịch đặt tại xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình); tổ chức truy xuất nguồn gốc đối với các lô sản phẩm (thịt lợn và cá vận chuyển từ tỉnh Sơn La và Phú Thọ về Hòa Bình tiêu thụ) không đảm bảo chất lượng do có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng…
Bên cạnh đó, để xác định vùng, cơ sở có nhiều nguy cơ mất ATTP, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tiến hành test thử nhanh 1.088 mẫu nông, lâm, thủy sản. Trong đó, 199 mẫu rau quả để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV; 721 mẫu giò chả các loại để kiểm tra hàn the; 68 mẫu thịt lợn để kiểm tra dư lượng chất Clenbuterol, Salbutamol và vi khuẩn E.Coli, Sallmonella; 50 mẫu cá đông lạnh để kiểm tra urê. Ngoài ra, đã tổ chức lấy 125 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản để kiểm tra định lượng, xác định kháng sinh, chất cấm và vi sinh vật gây hại. Kết quả kiểm tra cho thấy, 10/125 mẫu (chiếm 8%) không đảm bảo ATTP, gồm 06 mẫu thịt lợn vượt ngưỡng kháng sinh; 03 mẫu thủy sản nhiễm kháng sinh cấm sử dụng và 01 mẫu giò chả có hàn the. Đây là những diễn biến đáng lo ngại trong khi công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm của lực lượng chức năng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, ngành NN&PTNT xác định sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm, phối hợp tốt với các cấp, ngành liên quan để triển khai quyết liệt các nhóm giải pháp bảo đảm ATTP trong thời gian tới, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm năm 2017.
Thu Trang
(HBĐT) - Năm 2014 - 2015, bản người Dao Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi) là điểm “nóng” về tình trạng xuất cảnh lao động “chui”. Với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là hệ thống dân vận cơ sở, hiện bản không còn tình trạng trên. Bà con đã nói không với xuất cảnh lao động trái phép.
Theo TS Nguyễn Văn Thanh, phải đặt ra cơ chế cụ thể để truy trách nhiệm những người tham nhũng quyền lực khi họ còn đương chức.
(HBĐT) - Đầu những năm 1990, không ít bà con ở một số xã của huyện Đà Bắc đã thực hiện cuộc “Tây Nguyên tiến” với khát vọng tìm được “miền đất hứa” thuận lợi làm ăn kinh tế. Sau hơn 20 năm rời quê hương lập nghiệp, cuộc sống của những người con Hòa Bình xa quê ngày nào giờ đã đủ đầy, ấm no. Ra đi trong thuở hàn vi nhưng qua bao thăng trầm, giữa người ở lại quê hương và người đi vẫn keo sơn một tình máu mủ... Câu chuyện về chuyến xe Hào Lý (Hòa Bình) - Ngọc Hồi (Kon Tum) là minh chứng sợi dây thắt chặt cho tình nghĩa đó.
(HBĐT) - Tiếng mìn nổ phá đá kéo theo đó là những âm thanh rùng rợn của đá đổ, bụi bay mù mịt. Những viên đá to, nhỏ bay tứ tung làm vỡ mái ngói, thủng téc nước, nứt tường nhà. Nhiều năm nay, người dân thôn Lai Trì, xã Cao Thắng (Lương Sơn) luôn sống chung với khói bụi, tiếng ồn và cả những thấp thỏm, lo âu, tính mạng bị đe dọa khi thỉnh thoảng, sau đợt bắn mìn, những trận “bom đá” lại bắn phá khắp nơi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết ngày 05 tháng Giêng năm Đinh Dậu.
(HBĐT) - Đến nay, người dân xã Nuông Dăm (Kim Bôi) vẫn chưa hết bức xúc về hành vi vô nhân tính của Bùi Văn Lục, xóm Lầm Ngoài. Đó là vào tháng 1/2016, lợi dụng lúc cháu Quách Thị A (4 tuổi) cùng xóm sang nhà chơi và đi vệ sinh, Lục đã thực hiện hành vi xâm hại tình dục với cháu. Sự việc đau lòng trên được người nhà cháu A phát hiện và sau đó trình báo với công an. Bản án 13 năm tù là hậu quả của hành động đồi bại mà đối tượng Lục phải gánh chịu.