(HBĐT) - Gia Lai được mệnh danh là vùng “đất góp” với rất nhiều dân tộc, đến từ nhiều vùng đất khác nhau quần tụ về đây sinh sống. ở bất cứ huyện, xã nào đều có thể bắt gặp hàng chục giọng nói đặc trưng của từng vùng, miền khác nhau với đủ Bắc-Trung-Nam. Vậy nhưng, khi đề cập tìm nơi có người gốc Hòa Bình sinh sống, chúng tôi đều nhận được cái lắc đầu “bó tay” của nhiều vị lãnh đạo địa phương. May thay, từ những người bạn từng gặp gỡ trong các lần về Chư Prông tác nghiệp, tôi tìm được đúng nơi mình muốn đến. “Chỉ có Ia Lâu và một phần xã Ia Mơr, Ia Piơr, chúng tôi mới có người Hòa Bình sinh sống thôi. Chính họ là những cư dân nhập cư đầu tiên đến làm ăn, sinh sống trên mảnh đất này” - Bí thư Đảng ủy xã Ia Lâu Nông Văn Hoàng vui vẻ tiết lộ.
Gia đình ông Hà Văn Mừng ở thôn 7, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai quây quần bên nhau.
Ia Lâu, xã chỉ cách đường biên giới giữa tỉnh Gia Lai (Việt
Gặp tỷ phú người Hòa Bình
Nhấp chén trà nóng hổi, gương mặt đen sạm vì nắng gió và những vết nhăn hằn dọc ngang bởi tuổi tác và sự vất vả, ông Hà Văn Mừng (53 tuổi, dân tộc Mường) ở thôn 7, xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) chậm rãi kể về hành trình tròn 20 năm gắn bó với mảnh đất Ia Lâu nắng gió. “Quê gốc tôi ở xã Lũng Vân, huyện Tân Lạc. Tháng 12/ 1996, vợ chồng tôi quyết định đưa gia đình, con cái vào Tây Nguyên. Một phần nguyên do của quyết định ấy là nhờ thông tin từ những lá thư biên về quê hương của những người đi trước vào Gia Lai lập nghiệp rằng Tây Nguyên rộng lớn, là nơi đất đai trù phú, tươi tốt. Chính điều ấy đã thắp lên trong tôi hy vọng và lòng quyết tâm tìm đến nơi đây để tạo lập cuộc sống mới” - ông Mừng kể lại.
Từ căn nhà phên nứa, mái ngói chỉ 24 m2, một gia đình với 6 thành viên tá túc vượt qua bao mùa mưa nắng thuở ban đầu, tới hôm nay, bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, gia đình ông Mừng đã có một cơ ngơi khấm khá với nhà cửa đàng hoàng, tươm tất, 4 đứa con trưởng thành, học hành ngoan ngoãn. “Vào Ia Lâu theo diện di dân, gia đình tôi được cấp hơn 1 ha đất để sản xuất. Đất Ia Lâu phì nhiêu, màu mỡ, trồng cây chẳng cần đến bón phân mà vẫn tốt ngợp trời. May mắn là người Hòa Bình nắm rất chắc kỹ thuật làm lúa nước vậy nên chả mấy chốc cánh đồng hoang sơ biến thành ruộng lúa vàng. Thuở trước ở quê cũ, một năm hai vụ lúa vẫn đói ăn do mất mùa, thiên tai mà nay chỉ gieo lúa một vụ cũng dư sức cả gia đình ăn suốt năm. Nỗi ám ảnh thiếu đói lùi vào dĩ vãng…” - ông Mừng tâm sự.
Từ đồng vốn ít ỏi lận lưng lúc rời xa quê hương, ông Mừng bàn với vợ mua
một chiếc máy xát gạo cũ về phục vụ bà con trong xã. Phía sau nhà, ông gom góp tiền làm chuồng, mua lợn về nuôi. Vốn ngắn thì phải tự nhân đàn, vừa nấu rượu bán để có thêm thu nhập, đồng thời tạo nguồn thức ăn cho đàn lợn. Nhắm thấy nhu cầu mua bán trong làng, ông còn mở thêm một tiệm tạp hóa nhỏ để vợ buôn bán. Từ quán nhỏ buôn bán gạo, muối ban đầu, nay vợ chồng ông Mừng đã phát triển thành cửa hàng điện nước lớn nhất nhì xã, hàng ngày người vào ra mua bán tấp nập. Đàn heo nâng dần lên 30-40 con mỗi lứa. Đó là chưa kể đến vài ha sắn, lúa, ngô năm nào cũng cho thu cả trăm triệu đồng. ác mộng của những năm đói rét dần lùi xa, thay vào đó là những trang vở cuộc đời thơm tho, hạnh phúc. “Mỗi năm trừ chi phí, vợ chồng tôi cũng thu lãi 300 - 400 triệu đồng. Tuổi cũng không còn trẻ nên vợ chồng tôi nghĩ đến lúc phải đầu tư cho các con, để chúng nó vươn lên” - ông Mừng suy tính. Vậy nhưng, theo lời lãnh đạo xã và bà con xung quanh, ấy là vì ông Mừng khiêm tốn mà nói vậy chứ với ngần ấy khoản thu, trung bình mỗi năm ông Mừng thu trên nửa tỷ là ít…
Những “Mùa lạc” trên Tây Nguyên
Cùng dòng người tìm đến Tây Nguyên theo chủ trương đi xây dựng các vùng kinh tế mới, những người con ở xứ Hòa Bình mang theo khát vọng tạo lập cuộc đời mới đã đặt chân đến mảnh đất Ia Lâu. ở quê hương thứ hai này, họ đã và đang viết nên những câu chuyện đẹp đẽ, đầy nghị lực về ý chí lập thân, lập nghiệp, vượt gian khó của những con người luôn biết hướng về tương lai. Câu chuyện của chính vị Phó Chủ tịch UBND xã Ia Lâu là một ví dụ.
“Năm 1993, khi ấy tôi đang là cậu học sinh lớp 4 thì gia đình chuyển vào
Hoàn tất hệ THPT, anh Công được xã tạo điều kiện cho đi học hệ cử tuyển lớp trung cấp hành chính văn phòng. Xong khóa học, anh trở về phục vụ địa phương với vai trò cán bộ Văn phòng UBND xã Ia Lâu. Tháng 8/2008, anh Công được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã Ia Lâu. Xuất thân ngay tại địa phương, trải qua những năm tháng khốn khó cùng những thăng trầm của vùng đất này vậy nên hơn ai hết, anh hiểu nỗi nhọc nhằn của bà con nơi đây. “Tôi luôn tâm niệm, người cán bộ là công bộc của nhân dân. Bác Hồ đã dạy: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì gây hại cho dân phải hết sức tránh”, bởi vậy, dù ở trên cương vị nào tôi cũng cố gắng, nỗ lực hết mình để phụng sự Nhà nước và nhân dân - anh Công chia sẻ.
Nông dân xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai chăm sóc vườn dưa hấu.
Ông Mừng, anh Công chỉ là hai trong số nhiều người Hòa Bình tôi được gặp và trò chuyện trong chuyến đi này. Lắng nghe những câu chuyện họ chia sẻ, nhìn ngắm mảnh đất tươi đẹp họ đang chung tay dựng xây nơi đây, tôi tin rằng, tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa, giàu mạnh hơn nữa bởi có những bàn tay, khối óc lao động kiên trì, không ngừng nghỉ của những con người như vậy.
Một điều đáng quý nữa là, mặc dù xa quê hương lập nghiệp, những người con Hòa Bình vẫn luôn có ý thức trân trọng và gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc mình. “Họ yêu văn hóa dân tộc lắm! Nét dân tộc họ gìn giữ ngay từ tiếng nói, mái nhà sàn truyền thống, trang phục hay cả các món ăn, lễ nghi ngày Tết. Họ cũng không quên truyền dạy cho con cháu giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đó là điều đáng quý nhất” - Bí thư Đảng ủy xã Ia Lâu Nông Văn Hoàng phấn khởi chia sẻ.
Lê Hòa
(Báo Gia Lai)
(HBĐT) - Mừng tuổi ngày Tết hay còn gọi lì xì từ lâu đã trở thành nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người phương Đông nói chung và của các miền quê của đất nước Việt Nam nói riêng mỗi khi Tết đến, xuân về. Trong những ngày đầu năm, trẻ con được nhận tiền mừng tuổi với ước mong trẻ hay ăn, chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi. Người già được con cháu lì xì để mừng thọ, chúc sức khỏe. Mọi người mừng tuổi nhau chúc cho 1 năm mới đủ đầy, an khang, thịnh vượng…
(HBĐT) - Phố lên đèn cũng là lúc mỗi người sau một ngày làm việc mệt mỏi đều muốn trở về bên gia đình nhưng lại có những con người vẫn hàng ngày cần mẫn, âm thầm và lặng lẽ làm công việc làm sạch đô thị như một guồng quay không ngừng nghỉ. Nếu ví bụi bẩn, rác thải, cái khắc nghiệt của thời tiết như cát ở sa mạc thì họ - những công nhân vệ sinh môi trường đô thị chính là “hoa xương rồng trên cát”.
(HBĐT) - Ngày 24/1 (tức 27 Tết), đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra đột xuất việc đảm bảo ATTP tại một số điểm chợ truyền thống và cơ sở cung ứng thực phẩm có sức tiêu thụ mạnh dịp Tết của thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Kỳ Sơn tích cực vận động các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, cá nhân và các nhà hảo tâm trên địa bàn huyện ủng hộ xây dựng Quỹ Vì người nghèo được trên 262,7 triệu đồng. Trong đó, nguồn quỹ cấp huyện trên 130,4 triệu đồng, quỹ cấp xã trên 132,3 triệu đồng.
(HBĐT) - Không khí xuân đang chạm ngõ từng nếp nhà, con đường, lối xóm mang theo bao niềm hân hoan, hy vọng về một tương lai tươi đẹp. Đối với những hộ nghèo vừa được hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, niềm hân hoan, hy vọng ấy như được nhân lên gấp bội bởi xuân này, họ sẽ được đón Tết trong những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình.
(HBĐT) - Con đường bằng phẳng với đôi chỗ quanh co dẫn chúng tôi về xóm vùng sâu Phú Châu, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được nhiều người biết đến với đồng đất bạt ngàn dong riềng. Kể từ năm 2013 đến nay, Phú Châu có thêm nghề mới đó là nghề làm miến dong. Dịp Tết cổ truyền cũng là lúc nghề làm miến dong khởi động, “làng miến dong” nơi đây thực sự vào mùa.