(HBĐT) - Hai tháng qua tại Hà Nội, hàng loạt cư dân tại nhiều chung cư liên tiếp tổ chức phản đối các sai phạm của chủ đầu tư (CĐT). Hầu hết liên quan đến các vấn đề về chiếm quỹ bảo trì, xây dựng không đúng thiết kế, cắt điện nước của người dân…

 

Sở dĩ dẫn đến các cuộc tập trung đông người, căng băng rôn, biểu ngữ phản đối chủ đầu tư ngay tại các chân tòa cao ốc mà người dân đang sinh sống vì giữa người dân và CĐT không tìm được tiếng nói chung. Hơn nữa, trước những kiến nghị của người dân, nhiều CĐT lại tỏ ra thờ ơ, không đối thoại, các đơn thư, khiếu kiện của cư dân không được giải quyết một cách xác đáng. Có một thực tế đó là người dân tại các chung cư đa phần là tầng lớp có trình độ dân trí cao, họ có thể dễ dàng phát hiện những vi phạm của tòa nhà mình đang sống. Và khi những vi phạm của tòa chung cư được người dân phát hiện nhưng CĐT lại không chịu khắc phục, họ sẵn sàng phơi bày ra dư luận, mạng xã hội để cơ quan chức năng vào cuộc.


Người dân tại chung cư Capital Garden (102 Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội) phản đối việc chủ đầu tư cắt điện, nước.

Điển hình vào chiều tối 12-6, cư dân Capital Garden (102 Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã tập trung tại tầng một của tòa nhà căng băng rôn, biểu ngữ yêu cầu chủ đầu tư Kinh Đô TCI Group giải trình về các sai phạm tại chung cư này. Người dân đã nêu hàng loạt vấn đề như: tòa nhà không có tầng cây xanh theo quảng cáo, chậm bàn giao nhà đến một năm theo hợp đồng; biên bản giao nhà không có chữ ký CĐT khiến người dân không thể thực hiện các thủ tục hành chính như xin học, giao dịch ngân hàng…

Cho đến gần 12 giờ đêm 14-7, hàng trăm cư dân sinh sống tại chung cư này tiếp tục đồng loạt căng bạt, băng rôn phản đối sai phạm của chủ đầu tư, phản ứng việc cắt điện, nước ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân. Anh V.T, một cư dân sinh sống tại chung cư này cho biết, chủ đầu tư bỗng dưng cắt sạch điện nước sinh hoạt của nhiều hộ dân từ trưa 14-7, khiến sinh hoạt của hàng trăm cư dân bị gián đoạn. Hàng chục người già và trẻ em phải ngồi ngoài hành lang vì nóng bức. Người dân quá bức xúc đã kéo xuống phản đối. Ngoài việc bị cắt điện nước, các cư dân tại đây cũng "tố” chủ đầu tư không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu để sinh hoạt chung của một khu chung cư. Như quầy lễ tân, nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thang máy chưa được kiểm định an toàn. Một cư dân khác tại đây bức xúc cho biết, đến nay những hệ thống phòng cháy chữa cháy vẫn chưa đủ điều kiện sử dụng. Các thiết bị đầu dò khói tự động, đầu phun chữa cháy tự động, vòi chữa cháy dạng cuộn... chỉ mới được lắp đặt.

Tại chung cư Thăng Long Garden (250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng), CĐT là Công ty cổ phần May Thăng Long cho biết đã chi tiêu hết hàng chục tỷ đồng quỹ bảo trì thu từ các hộ dân. Công ty May Thăng Long còn tuyên bố, không thể trả tiền quỹ bảo trì ngay vì công ty làm ăn thua lỗ và mỗi quý sẽ gửi trả 10-12% tiền quỹ. Tuy nhiên, sau khi người dân công khai nội dung này, báo chí và chính quyền vào cuộc, đến ngày 9-6, CĐT đã hai lần gửi trả tiền quỹ bảo trì số tiền tổng cộng là gần 13,2 tỷ đồng (bằng 90% tổng tiền bảo trì đã thu). Đây là một trong số ít chung cư đã cơ bản giành được chiến thắng trong cuộc đấu tranh với các vi phạm của CĐT.

Cũng trong tháng 6 vừa qua, cư dân tại dự án Tổ hợp thương mại siêu thị văn phòng và nhà ở Helios Tower (75 Tam Trinh, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã "tố" hàng loạt vi phạm của chủ đầu tư trong thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng mua bán với khách hàng cũng như tuân thủ pháp luật xây dựng. Đáng chú ý, cư dân cũng tố chủ đầu tư có dấu hiệu vi phạm quy định Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng (thi công không đúng theo giấy phép xây dựng được duyệt).

Theo thiết kế được duyệt thì từ tầng 1 đến tầng 4 tòa nhà được sử dụng làm trung tâm thương mại, dịch vụ cho thuê, bể bơi, phòng tập. Tuy nhiên, cư dân cho rằng, thực tế quan sát cho thấy tầng 3 và tầng 4 tại hai tháp A,B đã bị chủ đầu tư ngăn chia thành các căn hộ hoàn chỉnh. Việc này, theo người dân, đã vi phạm nghiêm trọng khi thực hiện dự án theo giấy phép xây dựng được duyệt do tự ý điều chỉnh công năng sử dụng. Với hàng loạt các bức xúc trên, Bộ Xây dựng đã đề nghị, Thanh tra toàn diện dự án, bác toàn bộ đề xuất điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự án; cưỡng chế chủ đầu tư hoàn trả nguyên trạng công trình theo đúng thiết kế đã được duyệt, bảo đảm an toàn cho cư dân sinh sống.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, nhiều CĐT chỉ quan tâm đến việc bán hàng (căn hộ) mà không quan tâm đến việc chất lượng cuộc sống của người dân vào ở như thế nào. Hiện trạng này giống như việc khách mua phải hàng giả mà không đổi được, nhưng mặt hàng này lại có giá trị quá lớn, lên đến mấy tỷ đồng, đó nhiều khi là tiền dành dụm cả đời của người dân. Việc bán hàng theo kiểu "chụp giật” như vậy sẽ không thể tồn tại được. Để giải quyết được xung đột giữa CĐT và cư dân, các nhà đầu tư phải làm đúng quy tắc thị trường, phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến cư dân. Các nhà quy hoạch cần siết chặt quy định, yêu cầu CĐT cam kết bằng văn bản về việc tuân thủ bản thiết kế đã được duyệt; nhà quản lý cũng cần giám sát chặt chẽ. Bên cạnh đó, cư dân không nên biểu tình một cách tự phát mà cần tập hợp lại để cùng khởi kiện theo quy định của pháp luật để luật pháp xử lý các sai phạm của CĐT.

 

                                                                                                Theo Nhandan

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục