(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, từ năm 2014 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 66 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Riêng 6 tháng đầu năm nay xảy ra 10 vụ trẻ em bị xâm hại thì có 5 vụ hiếp dâm trẻ em, 5 vụ giao cấu, dâm ô trẻ em. Cơ quan chức năng đã khởi tố điều tra 61 vụ/54 bị can. Tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm 54 vụ/54 bị cáo. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh ngày càng nghiêm trọng. Đây thực sự là vấn đề "nóng” và là mối quan tâm của cả xã hội, cộng đồng.

 

Câu lạc bộ cán bộ trẻ (Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh) tổ chức truyền thông cho ĐV-TN xã Yên Thượng (Cao Phong) về pháp luật, phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, tảo hôn.

Đồng chí Đinh Thế Hệ, Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Nhiều vụ án xảy ra đối tượng phạm tội là người thân trong gia đình, hàng xóm hoặc là người quen biết… thể hiện sự suy đồi, xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội. Trong đó có các trường hợp gây phẫn nộ và bức xúc gay gắt trong dư luận như bố đẻ xâm hại tình dục con gái; ông nội, bác ruột xâm hại cháu… Đặc biệt, có trường hợp đối tượng sau khi thực hiện hành vi đã giết chết người bị hại nhằm che giấu hành vi phạm tội; lợi dụng việc nạn nhân là người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để thực hiện hành vi phạm tội hay đối tượng sử dụng những hình ảnh nhạy cảm của bị hại để ép buộc bị hại phải quan hệ tình dục trái ý muốn.

Qua đánh giá của cơ quan chức năng, nạn nhân bị xâm hại tình dục tập trung ở độ tuổi từ 3 - 10 tuổi. Đối tượng phạm tội chủ yếu là nam giới trong độ tuổi từ 18-35 tuổi, không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập không ổn định. Nhiều đối tượng không biết đọc, không biết viết, trình độ văn hóa thấp. Hầu hết các đối tượng đều sử dụng rượu, bia trước khi phạm tội, lợi dụng lúc các cháu ở nhà một mình hoặc những nơi vắng vẻ, dụ dỗ các cháu đi chơi, cho tiền để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện hành vi xâm hại. Có trường hợp làm quen qua mạng xã hội phát sinh yêu đương, có trường hợp đối tượng còn cho các cháu uống rượu, uống các chất kích thích khác để xâm hại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội, do đối tượng phạm tội có xu hướng tình dục lệch lạc, bệnh hoạn, thường hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia dẫn đến không làm chủ được bản thân, do ảnh hưởng, tác động xấu của việc xem phim, ảnh đồi trụy. Một phần do trẻ thiếu sự quan tâm, buông lỏng quản lý của cha mẹ. Nhiều gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn mải lo làm việc kiếm sống, không giành thời gian chăm sóc con cái, ngược lại cũng có gia đình kinh tế khá giả lại nuông chiều con, để cho con tiếp xúc quá sớm với các trang mạng xã hội, nhất là các trang web "đen”. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục về giới tính cũng như phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em chưa thường xuyên, liên tục, còn mang nặng tính hình thức, phong trào; sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội chưa chặt chẽ trong quản lý, giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đa phần phụ huynh mới chỉ dừng ở việc cấm đoán trẻ mà chưa chủ động dạy con, cháu mình kỹ năng tự bảo vệ. Mặt khác, nhiều cha mẹ vẫn còn tâm lý e ngại không dạy trẻ nhận biết về giới tính của mình. Từ đó khiến trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng phòng tránh, tự vệ, phản kháng để chống lại các hành vi lạm dụng. Có trường hợp cha mẹ sợ ảnh hưởng dư luận, tương lai của con nên không tố giác dẫn đến kẻ phạm tội vẫn ngoài vòng pháp luật, phần nào tiếp tay cho tội phạm có nguy cơ tái diễn hành vi phạm tội của mình.

Thời gian qua, các vụ xâm hại tình dục xảy ra trên địa bàn tỉnh được cơ quan chức năng kịp thời điều tra làm rõ, kiên quyết xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, tội phạm này vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao nếu không có giải pháp thiết thực, quyết liệt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh.

Đồng chí Bùi Văn Vình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho rằng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có vai trò quan trọng. Cùng với tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nêu cao ý thức phòng ngừa chung thì việc tuyên truyền để ngăn chặn các hành vi phạm tội cần tập trung vào từng nhóm đối tượng với những hình thức tuyên truyền cụ thể, phù hợp. Đối với đối tượng có nguy cơ thực hiện hành vi xâm hại (nam giới, thiếu niên mới lớn) tuyên truyền các hành vi bị cấm, hình phạt khi có hành vi vi phạm. Đối với người giám hộ và người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em tuyên truyền về trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, các biện pháp bảo vệ trẻ khỏi bị xâm hại. Đối với trẻ em, tuyên truyền cho các em kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng tránh các nguy cơ xâm hại, kỹ năng cung cấp thông tin kịp thời khi bị xâm hại…

 

                                                                     Hà Thu

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục