Trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa danh nghĩa là thu phí đường tránh nhưng trạm lại đặt chặn ở Quốc lộ 1 gây bức xúc cho người dân từ lâu.

Trong khi trạm thu phí BOT tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang vẫn đang "nóng” với việc tài xế dùng tiền lẻ qua trạm nhằm phản đối việc thu phí đường tránh nhưng đặt trạm trên Quốc lộ 1, thì tại Đồng Nai, cánh tài xế cũng đang bắt đầu "râm ran” bàn nhau sẽ lại dùng "chiêu" tiền lẻ để phản đối trạm thu phí đường tránh thành phố Biên Hòa.

Đây là trạm thu phí có tính chất giống như trạm BOT Cai Lậy, khi thu phí đường tránh nhưng trạm lại chặn Quốc lộ 1, gây bức xúc từ lâu.

Vẫn là BOT đường tránh nhưng thu phí trên Quốc lộ

Tháng 7/2014, trạm BOT tuyến tránh thành phố Biên Hòa chính thức thu phí. Nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư Đồng Thuận. Dự án có chiều dài toàn tuyến là 12,2km, điểm đầu giao với Quốc lộ 1 thuộc xã Bình Minh, huyện Trảng Bom và điểm cuối giao với Quốc lộ 51 thuộc phường Long Bình, thành phố Biên Hòa.

 

BOT tuyến tránh Biên Hòa nhưng đặt trên Quốc lộ 1.

Nhưng thay vì nằm trên đường tránh, trạm thu phí lại được đặt ngay trên Quốc lộ 1 thuộc xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom. Sở dĩ có việc này là vì ngoài đường tránh Biên Hòa được đầu tư làm mới hoàn toàn, thì nhà đầu tư bằng cách nào đó đã "xin bổ sung” thêm được 10km Quốc lộ 1 để nâng cấp (tức là không mở rộng, chỉ làm mới), rồi nghiễm nhiên đặt trạm trên quốc lộ, bất chấp việc phương tiện có lưu thông vào đường tránh hay không, dù tên  trạm vẫn là "Trạm thu phí đường tránh thành phố Biên Hòa".

Anh Nguyễn Thiện Nhân, tài xế xe 16 chỗ chạy dịch vụ ở huyện Trảng Bom cho biết, từ ngày có trạm thu phí đường tránh Biên Hòa, mỗi tháng trung bình anh tốn thêm khoảng 2 triệu tiền phí qua trạm. Nhưng bức xúc hơn là dù xe đi thẳng vào Biên Hòa, không đi một mét đường tránh nào nhưng vẫn "đều đều” mất 2 lượt vé, mỗi lượt 50.000 đồng. 

Theo tài xế Nhân, trước đây cũng đã nhiều người lên tiếng phản đối nhưng đâu vẫn vào đấy. Gần đây nghe thông tin về cách phản đối của tài xế ở trạm tuyến tránh Cai Lậy, Tiền Giang, cánh tài xế đang bàn nhau sử dụng "chiêu” tiền lẻ để phản đối.

"Có tài xế đã ngồi thảo luận với nhau là sẽ có ngày người ta làm chuyện đó (dùng tiền lẻ qua trạm) vì quá vô lý. Trong vé thu phí là thu đường tránh Biên Hòa là đường Võ Nguyên Giáp, nhưng khi người dân đi thẳng về Biên Hòa, không đi qua đường Võ Nguyên Giáp vẫn phải trả tiền”, anh Nhân cho biết.

Dân kêu trời vì xe né trạm

Từ ngày có trạm thu phí BOT tuyến tránh thành phố Biên Hòa, tình trạng xe né trạm cũng gia tăng nhanh chóng khiến đời sống của người dân trong các khu dân cư có xe né trạm đi qua bị đảo lộn. Quá bức xúc, người dân đã bàn nhau làm barie chặn đường dân sinh, ngăn xe lớn đi vào khu dân cư, chỉ có xe dưới 7 chỗ mới "chui lọt”.

Ông Trịnh Hữu Nghị, nhà ở ấp Bàu Cá, xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom cho biết, xe né trạm chạy bất kể ngày đêm, barie ngăn được xe lớn, chỉ còn xe nhỏ vào được nhưng thỉnh thoảng vẫn có xe tải cố tình đi vào, không qua được barie phải lùi ra khiến giao thông hỗn loạn, chưa kể nhiều tài xế phóng nhanh, chạy ẩu gây nguy hiểm cho cư dân trong ấp, nhất là trẻ em.

"Xe né trạm vào đường dân sinh gây xáo trộn, mất an toàn trong khu xóm. Không những thế, xe đi lại làm đường hư hỏng khiến người dân bức xúc, phải dựng barie ngăn cản”, ông Nghị cho biết.


Dân lập barie ngăn xe phá đường, chỉ có xe nhỏ mới "chui" qua được.

Xác nhận tình trạng này, ông Nguyễn Thành Đồng, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa cho rằng, việc trạm thu phí đặt giữa khu dân cư đông đúc, xung quanh có tới 5 trường học đã khiến tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn xã thêm phần phức tạp. Xe né trạm phá đường, gây nguy hiểm cho học sinh… là tình trạng có thật. Ông Đồng cũng cho biết, trạm thu phí đặt không hợp lý, gây ra những xáo trộn, mất an toàn.

"Trạm thu phí đường tránh Biên Hòa nhưng đường đó nằm tận xã Bình Minh nên đặt trạm tại vị trí này là không đúng. Xã đồng tình với chủ trương thu phí nhưng trạm thu phải được đặt đúng điểm”, ông Đồng nêu ý kiến.

 

Có thể thấy, việc bất hợp lý ở trạm thu phí BOT tuyến tránh thành phố Biên Hòa, Đồng Nai khá giống với câu chuyện đang diễn ra tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nếu như không sớm có những giải pháp phù hợp, thì khả năng là những kiểu phản đối trạm thu phí như đã xảy ra ở Cai Lậy có nguy cơ tái diễn, tiếp tục gây ra những hệ lụy cho xã hội./.

 

                                                                          TheoVOV

Các tin khác

Không có hình ảnh

Một khách hàng trúng thưởng xe máy trị giá 60 triệu đồng khi sử dụng dịch vụ của Vinaphone

(HBĐT) - Tối 12/8, VNPT Hoà Bình và Trung tâm Kinh doanh VNPT Vinaphone Hoà Bình đã tổ chức lễ trao giải chương trình "Chung vui Vina, tri ân mọi nhà”. Trong đợt này, Hoà Bình có 1 khách hàng may mắn trong số hàng chục khách hàng trên toàn quốc được trao thưởng 01 chiếc xe máy Piaggio Liberty trị giá gần 60 triệu đồng.

Bãi bỏ điều 2 trong quyết định kỷ luật Giám đốc BVĐK tỉnh

HBĐT)-Theo Quyết định số 1889 QĐ-SYT, ngày 9/8/2017 của Giám đốc Sở Y tế về việc kỷ luật công chức, ngày 9/8 Báo Hòa Bình đã đưa tin "Sở Y tế đã quyết định thi hành kỷ luật hình thức cách chức ông Trương Quý Dương, Giám Đốc BVDK tỉnh vì không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng trong sự cố y khoa tại BVDK tỉnh Hòa Bình. Thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày 9/8/2017 đến hết ngày 9/8/2018”.

Văn phòng Tỉnh ủy và huyện Kỳ Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh Tây Bắc bị thiệt hại do mưa lũ

(HBĐT) - Ngày 11/8, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh Tây Bắc khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ gây ra. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Tỉnh ủy đã tham dự.

Xã Lỗ Sơn (Tân Lạc): Dân khổ vì đường 436 xuống cấp

(HBĐT) - Trời nắng to thì bụi bặm, còn mưa xuống thì "ma trận” vũng nước giăng kín mặt đường. Thực trạng đó đã diễn ra nhiều năm nay trên đường Tỉnh lộ 436, đoạn qua xã Lỗ Sơn (Tân Lạc).

Nhọc nhằn Tân Dân

(HBĐT) - Dời bến cảng Bích Hạ, lênh đênh trên tàu hơn 3 tiếng, chúng tôi mới đến Tân Dân, 1 trong 3 xã vùng hồ Hòa Bình của huyện Mai Châu. Tiếp chúng tôi tại trụ sở Đảng uỷ, UBND xã, Chủ tịch UBND xã Tân Dân Đinh Văn Đốc chia sẻ: "Đi đường bộ chắc chắn giờ này các anh chưa đến nơi. Sau cơn bão số 2 vừa rồi nhiều đoạn bị sạt lở, đi lại khó khăn lắm. Mặc dù từ xã lên huyện chưa đầy 60 km nhưng để dự họp đúng giờ, anh em chúng tôi phải đi từ 5 giờ sáng mới kịp. Đó chính là vấn đề nan giải nhất trong phát triển KT-XH trên địa bàn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục