(HBĐT) - Về thăm Mường Khói giữa mùa thu tháng 8 lịch sử, chúng tôi như được sống lại ký ức thời kỳ cách mạng cách đây 72 năm. ông Bùi Minh Đức, nguyên Bí thư Đảng ủy xã ân Nghĩa, hội viên Hội Cựu chiến binh xã đưa tôi thăm quan một vòng khu di tích. Trò chuyện với ông, chúng tôi biết thêm những sự kiện lịch sử tiêu biểu, lòng yêu nước, yêu dân tộc của những chiến sĩ thời đó đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của cách mạng tháng 8/1945.


ông Bùi Minh Đức, nguyên Bí thư Đảng ủy xã ân Nghĩa, hội viên Hội CCB xã giới thiệu với thế hệ trẻ chiếc nồi đồng dùng để nấu cơm nuôi bộ đội trong thời kỳ cách mạng tháng 8/1945.

 

Mường Khói xưa gồm hai xã Hoài ân và Hiếu Nghĩa, nay thuộc hai xã ân Nghĩa và Tân Mỹ nằm ở phía đông nam huyện Lạc Sơn. Với địa hình núi rừng hiểm trở thuận lợi cho phong trào hoạt động cách mạng nên Xứ ủy Bắc Kỳ đã quyết định chọn Mường Khói để xây dựng chiến khu cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tại chiến khu Mường Khói do đã có cơ sở cứu quốc từ trước, mặt khác lang đạo Mường Khói đã được giác ngộ quyết tâm đi theo cách mạng, tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ Việt Minh về gây dựng phong trào, tuyên truyền, tập hợp quần chúng tham gia vào đoàn thể cứu quốc. Trong đó, Mường Khói đã tập hợp được một trung đội tự vệ cứu quốc do ông Quách Rưỡng chỉ huy. Với khí thế cách mạng sục sôi, trung đội tự vệ chiến khu cách mạng Mường Khói với vũ khí thô sơ như dao, nỏ, giáo mác, gậy gộc ngày đêm luyện tập, sẵn sàng chờ thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ban cán sự Đảng tỉnh đã chọn nơi đây mở lớp huấn luyện quân sự cho 12 thanh niên Vụ Bản và 40 thanh niên của 2 xã Hoài ân và Hiếu Nghĩa.

Thăm quan nhà trưng bày, những hiện vật từ thời cách mạng như tài liệu, vũ khí, trống đồng, nồi cơm dùng để nuôi bộ đội của thời kỳ đánh giặc Pháp, trong lòng tôi có nhiều cảm xúc khó tả. Chưa bao giờ lịch sử hào hùng của dân tộc được hiện lên sống động và chân thực đến vậy. ông Bùi Minh Đức tự hào kể lại: Tháng 7/1945, các đồng chí: Vương Thừa Vũ, Bạch Đằng Phong đã chọn xóm Lọt và ngôi nhà của đồng chí Bùi Văn Khuýnh làm địa điểm mở lớp "Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” để bồi dưỡng cho cán bộ nòng cốt các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội… về học tập chính trị, quân sự, công tác vận động quần chúng xây dựng căn cứ địa và kinh nghiệm chỉ đạo kháng chiến. Các tổ cứu quốc ở Vụ Bản, Mường Khói ra sức nuôi dưỡng, bảo vệ, che chở cán bộ cho lớp học trong hoàn cảnh nhân dân đang trải qua nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhân dân và đội tự vệ cứu quốc Mường Khói đã hoàn thành trách nhiệm quan trọng mà Đảng giao phó. Tất cả thể hiện tinh thần đoàn kết, khí thế cách mạng của toàn dân, sẵn sàng hy sinh tất cả để đánh đuổi thực dân xâm lược.

Suốt đêm 19/8/1945, từ các xóm, quần chúng đốt đuốc sáng rực, tập trung cùng các chiến sĩ tự vệ hát vang những bài ca cách mạng. Trước khí thế cách mạng hào hùng của quần chúng ở chiến khu, bọn tay sai chính quyền thực dân Hoài ân và Hiếu Nghĩa hoảng sợ. Một số chức sắc đã tự động đem lương thực, thực phẩm, đồng chiện nộp cho cách mạng. Ngày 20/8/1945, đơn vị tự vệ chiến đấu và quần chúng từ chiến khu Mường Khói phối hợp với các hội cứu quốc, nhân dân thị trấn Vụ Bản tiến hành khởi nghĩa. Viên tri châu Quách Hàm hoảng sợ đầu hàng và giao nộp sổ sách, dấu ấn cho cách mạng.

Với khí thế sục sôi của ngọn lửa cách mạng, sáng 21/8/1945, gần 50 chiến sĩ tự vệ cùng hàng trăm quần chúng cứu quốc của chiến khu Mường Khói và thị trấn Vụ Bản đã giương cao cờ đỏ sao vàng, theo đường 12A tiến ra thị xã Hòa Bình phối hợp cùng lực lượng của các Chiến khu cách mạng Cao Phong – Thạch Yên, Tu Lý – Hiền Lương tiến đánh giành chính quyền tỉnh lỵ vào ngày 23/8/1945.

Năm tháng trôi đi nhưng tên tuổi các đồng chí: Vương Thừa Vũ, Vũ Thơ, Vũ Đình Bản; các nhân sĩ yêu nước, quần chúng cách mạng người dân tộc Mường như: Quách Hy, Quách Đức Rưỡng, Quách Yết, Bùi Văn Mão, Bùi Văn Khuýnh cùng các đội tự vệ cứu quốc mãi được ghi nhớ.

Trao đổi với đồng chí Bùi Văn Đan, Chủ tịch UBND xã ân Nghĩa cho biết: Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của quê hương anh hùng, các cấp ủy Đảng, chính quyền xã ân Nghĩa đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2017 đạt 9,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 17,6 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,7%. Hiện nay, xã ân Nghĩa đạt 13 tiêu chí xây dựng NTM.

 

                                                  Đồng Hương

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục